Đề xuất sửa đổi trường hợp không phải đăng ký Hộ Kinh doanh tại Dự thảo Nghị định về Hộ kinh doanh?

Sửa đổi, bổ sung các trường hợp không phải đăng ký Hộ Kinh doanh tại Dự thảo 2 Nghị định về Hộ kinh doanh như thế nào? Chị T.N - Hà Nội.

Đề xuất các trường hợp không phải đăng ký Hộ Kinh doanh tại Dự thảo Nghị định về Hộ kinh doanh như thế nào?

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và đầu tư đang lấy ý kiến cho Dự thảo 2 Nghị định về Hộ kinh doanh (gọi tắt Dự thảo Nghị định). Theo đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư đưa ra 02 phương án quy định về các trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh để lấy ý kiến rộng rãi, gồm:

Phương án 1: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Phương án 2: Bỏ khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP và sửa các quy định có liên quan để làm rõ quyền thành lập và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh của cá nhân, thành viên hộ gia đình.

Tại Dự thảo Nghị định quy định về các trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh được thiết kế theo Phương án 1, bao gồm các khoản 4, khoản 5 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

- Các trường hợp đối tượng sau đây không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, không phải đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

+ Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối.

+ Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.

+ Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định.

+ Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định.

+ Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ.

+ Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.

+ Hoạt động kinh doanh thời vụ.

+ Làm dịch vụ có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

- Trường hợp có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh, các đối tượng tại khoản 4 Điều này được đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

Đề xuất sửa đổi trường hợp không phải đăng ký Hộ Kinh doanh tại Dự thảo Nghị định về Hộ kinh doanh như thế nào? (Hình từ Internet)

Các trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh hiện nay được quy định như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Như vậy, theo quy định trên, các trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh theo quy định hiện nay bao gồm:

- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh tại Dự thảo Nghị định về Hộ kinh doanh như thế nào?

Tại Điều 5 Dự thảo 2 Nghị định về Hộ kinh doanh đề xuất về nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh như sau:

- Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Hộ kinh doanh không được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Cá nhân, thành viên hộ gia đình được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

- Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

- Người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký hộ kinh doanh, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình thành lập thì chủ hộ kinh doanh thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh khi được các thành viên còn lại nhất trí thông qua các nội dung đăng ký.

- Nghiêm cấm Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện và các cơ quan khác gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong khi tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

- Nghiêm cấm hoạt động kinh doanh dưới danh nghĩa hộ kinh doanh mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được ban hành các quy định, văn bản về đăng ký hộ kinh doanh áp dụng riêng cho ngành hoặc địa phương mình. Những quy định về đăng ký hộ kinh doanh do các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành trái với quy định tại Nghị định này không có hiệu lực thi hành.

Xem toàn bộ Dự thảo 2 Nghị định về Hộ kinh doanh tại đây

Hộ kinh doanh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hộ kinh doanh thì có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình như doanh nghiệp không?
Pháp luật
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có bị thu hồi khi hộ kinh doanh thực hiện những nghề bị pháp luật cấm?
Pháp luật
Hướng dẫn kê khai mẫu 03-ĐK-TCT tờ khai đăng ký thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh? Tải về mẫu tờ khai?
Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu nợ thuế hộ kinh doanh cá thể 2024 nhanh chóng nhất tại tracuunnt.gdt.gov.vn như thế nào?
Pháp luật
Mẫu danh sách hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh điều chỉnh thông tin và tiền thuế? Tải về mẫu ở đâu?
Pháp luật
Cách tính giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT từ 1/7/2023 với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh?
Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể online 2024 nhanh chóng nhất? Đăng ký hộ kinh doanh như thế nào?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là mẫu nào? Nội dung mẫu bao gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh là mẫu nào? Tải mẫu thông báo về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh là mẫu nào? Hộ kinh doanh phải gửi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hộ kinh doanh
884 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hộ kinh doanh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hộ kinh doanh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào