Để trở thành chuyên viên cao cấp về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay phải đáp ứng điều kiện nào?
- Chuyên viên cao cấp về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay cần đáp ứng về trình độ đào tạo và yêu cầu điều kiện khác như thế nào?
- Chuyên viên cao cấp về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay cần đáp ứng khung năng lực như thế nào?
- Chuyên viên cao cấp về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay phải làm những công việc gì?
Chuyên viên cao cấp về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay cần đáp ứng về trình độ đào tạo và yêu cầu điều kiện khác như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 quy định điều kiện về trình độ đạo tạo và yêu cầu điều kiện khác của chuyên viên cao cấp về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay như sau:
Trình độ đạo tạo của chuyên viên cao cấp về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên một trong các ngành, chuyên ngành: Kỹ thuật hàng không, công nghệ/kỹ thuật vật liệu, công nghệ kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật, công nghệ kỹ thuật điện điện tử, viễn thông; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có Giấy phép nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay mức C do Cục HKVN cấp hoặc công nhận.
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền
Yêu cầu điều kiện khác của chuyên viên cao cấp về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay
- Đảm bảo các yêu cầu, điều kiện của ngạch chuyên viên cao cấp theo quy định.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
- Có kỹ năng sử dụng được ngoại ngữ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
Để trở thành chuyên viên cao cấp về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay phải đáp ứng điều kiện nào?
Chuyên viên cao cấp về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay cần đáp ứng khung năng lực như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 quy định chuyên viên cao cấp về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay cần đáp ứng khung năng lực như sau:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chuyên ngành thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.
- Có chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất trong ngành, lĩnh vực công tác; có hiểu biết về vị trí, vai trò và tác động của nghiệp vụ chuyên ngành.
- Có năng lực dự đoán xu hướng và xu thế phát triển ngành, lĩnh vực chuyên môn; có kinh nghiệm tham mưu xử lý các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Có năng lực chủ trì nghiên cứu, xây dựng, đề xuất: Các quy định, quy chế, quy trình quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch thuộc chuyên môn, nghiệp vụ hoặc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.
- Có năng lực tổng hợp, nhận diện, phát hiện các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ; có khả năng đề xuất giải pháp về chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng, tiến độ công việc; có kỹ năng giao tiếp và thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực chuyên môn hoặc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.; có khả năng tổ chức, làm việc nhóm, giúp đỡ, hỗ trợ, bồi dưỡng những công chức có chuyên môn, nghiệp vụ hoặc giữ ngạch thấp hơn.
- Có đạo đức, bản lĩnh và trách nhiệm cao với công việc và cơ quan công tác.
Chuyên viên cao cấp về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay phải làm những công việc gì?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 quy định chuyên viên cao cấp về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay phải là những công việc như sau:
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng, đề xuất: Các văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, kế hoạch, chương trình nghiên cứu khoa học về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.
- Chủ trì tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát: Các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay; tổng hợp chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thể chế, chính sách về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay.
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng quy chế, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn, văn bản quy phạm pháp luật về bảo dưỡng tàu bay, duy trì đủ điều kiện bay cho tàu bay.
- Chủ trì công tác giám sát, kiểm tra giám sát an toàn hàng không đối với tàu bay, thiết bị tàu bay,nhân viên bảo dưỡng tàu bay, tổ chức bảo dưỡng tàu bay và thiết bị tàu bay, Người khai thác tàu bay, Tổ chức huấn luyện nhân viên bảo dưỡng tàu bay.
- Chủ trì việc tái kiểm tra, đánh giá, điều tra, kiểm chứng, thí nghiệm và bay thử nghiệm khi thấy cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ Bộ quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
- Chủ trì công tác quản lý, cấp, gia hạn Giấy chứng nhận, Giấy phép cho tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam, tàu bay đăng ký quốc tịch nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê có tổ bay để thực hiện khai thác tại Việt Nam.
- Chủ trì công tác quản lý, cấp, công nhận Giấy chứng nhận loại tàu bay.
- Chủ trì công tác quản lý, cấp, công nhận, gia hạn Giấy chứng nhận Tổ chức bảo dưỡng tàu bay và thiết bị tàu bay, tổ chức thiết kế, chế tạo tàu bay và thiết bị tàu bay, tổ chức huấn luyện nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay;
- Quản lý, giám sát công tác duy trì, đảm bảo hiệu lực giấy chứng nhận đủ điều kiện bay tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam.
- Chủ trì công tác thẩm định, phê chuẩn tài liệu hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng, huấn luyện của Người khai thác tàu bay, tổ chức bảo dưỡng, tổ chức huấn luyện.
- Tham gia công tác phê chuẩn các loại hình khai thác đặc biệt của Người khai thác tàu bay.
- Chủ trì đánh giá, phê chuẩn hồ sơ sửa chữa hỏng hóc cấu trúc, hồ sơ cải tiến đối với tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam.
- Tham gia công tác điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.
- Tham mưu cho lãnh đạo Cục ban hành chỉ thị về công tác đảm bảo an toàn, khai thác, bảo dưỡng tàu bay.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.