Để được tham gia chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Để được tham gia chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Hồ sơ tham dự chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu gồm những nội dung gì?
- Học viên tham dự chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu sẽ được trang bị những gì?
- Chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu kéo dài trong bao lâu?
Để được tham gia chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo Phụ lục 67 Thông tư 57/2023/TT-BGTVT quy định đối tượng tuyển sinh chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển từ bậc cao đẳng trở lên;
- Đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định;
- Có chứng chỉ tiếng Anh hàng hải trình độ 2 hoặc chứng chỉ tiếng Anh quy đổi tương đương trở lên;
- Có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng ít nhất 36 tháng.
Như vậy, để tham gia chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu cần đáp ứng đủ bốn tiêu chí trên.
Để được tham gia chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu cần đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ tham dự chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu gồm những nội dung gì?
Theo Điều 9 Thông tư 27/2016/TT- BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 54/2023/TT-BGTVT quy định hồ sơ tham dự khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải như sau:
+ Đơn xin học (đối với người tự xin học) hoặc công văn đề nghị của tổ chức quản lý;
+ Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp. Đối với Bằng tốt nghiệp được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì nộp thêm bản sao có chứng thực Giấy công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Bản sao có chứng thực: sổ thuyền viên; Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải thuyền trưởng do cơ quan thẩm quyền Việt Nam hoặc do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp;
+ Bản sao có chứng thực chứng chỉ tiếng Anh;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định;
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Học viên tham dự chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu sẽ được trang bị những gì?
Theo Mục 1 Phụ lục 67 Thông tư 57/2023/TT-BGTVT thì học viên hoàn hương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu và có đủ số lượt dẫn tàu an toàn trong khoảng thời gian theo quy định trên một khu vực xác định sẽ có đủ năng lực dẫn các loại tàu mà mình đã từng đảm nhận. Đồng thời, được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu và trang bị một số nội dung cụ thể sau:
- Về kiến thức:
+ Hiểu rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của hoa tiêu hàng hải theo luật định, đồng thời phải nắm được nội dung tinh thần của các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và Công ước có liên quan đến nghiệp vụ hoa tiêu hàng hải;
+ Nhận thức được rằng đặc tính điều động của mỗi con tàu là khác nhau, hiểu được những yếu tố ảnh hưởng tới tính năng điều động tàu, để từ đó điều khiển con tàu một cách an toàn trong các điều kiện và tỉnh huống khác nhau kể cả trong những tình huống khẩn cấp;
+ Nắm bắt đặc điểm chi tiết vùng hoa tiêu hàng hải nơi mình công tác, cụ thể như đặc điểm địa lý, khí tượng thuỷ văn, xã hội, đặc điểm tuyến dẫn tàu, bến càng, bến phao, khu vực neo đậu, khu vực tránh bão và các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường;
+ Vận dụng tốt kỹ năng làm việc trong đội nhóm buồng lái. Có khả năng quản lý nguồn lực buồng lái trong tình huống thông thường, tỉnh huống khẩn cấp; có khả năng phối hợp nhịp nhàng hiệu quả với các thành viên buồng lái; có khả năng hội thoại tốt, chia sẻ thông tin chung;
+ Hiểu và nhận biết về nguy cơ đâm va của tàu thuyền khi hành trình và cách phòng ngừa va chạm bằng thay đổi một cách kịp thời về tốc độ hoặc/và hướng đi để phòng ngừa va chạm, bao gồm cả việc thực hiện việc treo đèn, dấu hiệu, phát âm thanh và ánh sáng phù hợp với các tỉnh huống ở mọi điều kiện tầm nhìn xa.
- Về kỹ năng
+ Vận dụng tốt kiến thức về pháp luật hàng hải, các công ước hàng hải quốc tế và những quy định của địa phương để thực hiện dẫn tàu an toàn;
+ Vận dụng kiến thức về điều động tàu trong các điều kiện khác nhau trên từng tuyến dẫn tàu (tầm nhìn xa bị hạn chế, khu vực mật độ tàu thuyền đông đúc, điều kiện tuyến dẫn tàu phức tạp, khó khăn...).
Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...).
- Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
+ Độc lập dẫn tàu trên luồng trong mọi điều kiện thời tiết;
+ Điều động tàu trong mọi tình huống khác nhau (mật độ giao thông đông đúc, tầm nhìn xa bị hạn chế, ra vào cầu, bến phao, vùng neo...);
+ Dựa trên pháp luật quốc gia, quốc tế và những quy định của địa phương đảm bảo đẫn tàu an toàn, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm pháp lý về các quy định đó.
Chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu kéo dài trong bao lâu?
Căn cứ tại Mục 2 Phụ lục 67 Thông tư 57/2023/TT-BGTVT quy định khối lượng kiến thức và thời gian khoá học như sau:
+ Số lượng học phần, mô đun: 04;
+ Khối lượng học tập toàn khóa: 170 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập);
+ Khối lượng lý thuyết: 141 giờ;
+ Thực hành, thực tập, mô phỏng: 10 giờ;
+ Kiểm tra đánh giá: 19 giờ.
Thông tư 57/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.