Đã có hướng dẫn về thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước do Kiểm toán Nhà nước ban hành?

Xin hỏi, đã có hướng dẫn về thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước do Kiểm toán Nhà nước ban hành rồi đúng không? Ông Thanh Sơn - Quảng Nam

Ngày 02/6/2023, Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định 811/QĐ-KTNN năm 2023 hướng dẫn về thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

Đã có hướng dẫn về thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước do Kiểm toán Nhà nước ban hành?

Kèm theo Quyết định 811/QĐ-KTNN năm 2023 là hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán nhà nước (KTNN), gồm 4 chương:

- Quy định chung;

- Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN;

- Thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN;

- Điều khoản thi hành.

Hướng dẫn có 28 điều quy định cụ thể những nội dung như:

- Phạm vi điều chỉnh;

- Đối tượng áp dụng;

- Nguyên tắc xác định mức phạt tiền;

- Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước;

- Những hành vi bị nghiêm cấm;

- Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN;

- Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính của Kiểm toán viên nhà nước.

kiểm toán

Đã có hướng dẫn về thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước do Kiểm toán Nhà nước ban hành? (Hình internet)

Phạm vi, đối tượng áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước là gì?

*Phạm vi điều chỉnh được quy định tại Điều 1 Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 811/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:

Hướng dẫn này quy định chi tiết thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo quy định tại Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước 2023

*Đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 811/QĐ-KTNN năm 2023 bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

- Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

- Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

Nguyên tắc xác định mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước là gì?

Điều 3 Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 811/QĐ-KTNN năm 2023 quy định:

Nguyên tắc xác định mức phạt tiền cụ thể đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước 2023 như sau:

- Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.

- Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

- Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:

+ Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;

+ Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.

- Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Những hành vi nào vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?

Căn cứ Chương II từ Điều 9 đến Điều 15 Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 811/QĐ-KTNN năm 2023 đã quy định rõ 07 hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm:

- Hành vi vi phạm về gửi báo cáo định kỳ quy định tại Điều 8 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước 2023

- Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán quy định tại Điều 9 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước 2023

- Hành vi vi phạm quy định về trả lời và giải trình liên quan đến nội dung kiểm toán quy định tại Điều 10 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước 2023

- Hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán quy định tại Điều 11 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước 2023

- Hành vi mua chuộc, hối lộ Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 12 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước 2023

- Hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán quy định tại Điều 13 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước 2023

- Hành vi vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 14 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước 2023

Đồng thời tại Điều 26 Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 811/QĐ-KTNN năm 2023 quy định:

Mẫu biểu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước

Mẫu biểu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định 118/2021/NĐ-CP.

Tải về toàn bộ biểu mẫu Tải về

Kiểm toán Nhà nước Tải về trọn bộ các văn bản Kiểm toán Nhà nước hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phòng Quản trị thuộc Văn phòng Kiểm toán nhà nước có những nhiệm vụ gì trong công tác quản lý cơ sở vật chất của Kiểm toán nhà nước?
Pháp luật
Thời gian tiếp nhận thông tin thông qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước? Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng?
Pháp luật
Xử lý thế nào khi thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước?
Pháp luật
Tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo chế độ nào?
Pháp luật
Thông tin phản ánh qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước bắt buộc phải sử dụng bằng tiếng Việt?
Pháp luật
Số điện thoại đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là gì? Điện thoại đường dây nóng hoạt động ngoài giờ hành chính như thế nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu đề xuất xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là gì? Nguyên tắc quản lý, sử dụng? Việc tiếp nhận và xử lý thông tin được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Nội dung cuộc gọi, tin nhắn qua số điện thoại đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước có bắt buộc phải ghi âm, lưu trữ?
Pháp luật
Tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm toán là gì? 22 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm toán Nhà nước
876 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào