CSGT có được rút chìa khóa xe của người vi phạm không? Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát ra sao?

CSGT có được rút chìa khóa xe của người vi phạm không? Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát ra sao?

CSGT có được rút chìa khóa xe của người vi phạm không? Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát ra sao?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát bao gồm:

(1) Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Thông tư 32/2023/TT-BCA và quy định của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện giao thông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn vận tải đường bộ.

(2) Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.

(3) Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, cán bộ Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó theo quy định của Luật Công an nhân dân.

Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.

(4) Được trang bị, sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện thông tin liên lạc; phương tiện kỹ thuật khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2019; quy định khác của pháp luật có liên quan và của Bộ Công an.

(5) Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

(6) Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trên đây là 06 quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát.

Bên cạnh đó, trong 06 quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát không có việc CSGT được rút chìa khóa xe của người vi phạm.

Do đó, có thể thấy, việc rút chìa khóa xe của phương tiện giao thông không nằm trong quyền hạn của CSGT trong tuần tra, kiểm soát. Nên CSGT không được rút chìa khóa phương tiện của người bị dừng kiểm tra.

Tuy nhiên, đối với những tình huống nguy hiểm, người điều khiển phương tiện có hành vi chống đối người thi hành công vụ thì CSGT có quyền rút chìa khóa phương tiện để ngăn chặn hành vi vi phạm, kiểm soát phương tiện, tránh gây mất an ninh trật tự cũng như tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng về tài sản, sức khỏe hay tính mạng của người khác.

CSGT có được rút chìa khóa xe của người vi phạm không? Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát ra sao?

CSGT có được rút chìa khóa xe của người vi phạm không? Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát ra sao? (Hình ảnh Internet)

Các biện pháp ngăn chặn xử lý vi phạm hành chính có rút chìa khoá xe không?

Căn cứ theo Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như sau:

Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
1. Tạm giữ người;
2. Áp giải người vi phạm;
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
4. Khám người;
5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.

Như vậy, trong 09 biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính thì cũng không có biện pháp rút chìa khóa xe của người vi phạm.

CSGT được trang bị dụng cụ nào khi khi đi tuần tra, kiểm soát?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 34 Thông tư 32/2023/TT-BCA có quy định về trang bị và điều kiện bảo đảm của lực lượng Cảnh sát khác thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:

Trang bị và điều kiện bảo đảm của lực lượng Cảnh sát khác thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Lực lượng Cảnh sát khác khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được trang bị gồm: còi, loa, gậy chỉ huy giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ khác theo quy định và các biểu mẫu xử lý vi phạm.
Việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và biểu mẫu thực hiện theo quy định. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và biểu mẫu chỉ được trang bị để làm nhiệm vụ; khi thực hiện xong nhiệm vụ, phải bàn giao lại cho người có trách nhiệm trực tiếp quản lý. Việc giao nhận phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và biểu mẫu phải ghi vào sổ theo dõi, ký giao nhận và quản lý theo quy định.

Như vậy, dụng cụ được trang bị cho cảnh sát giao thông khi đi tuần tra, kiểm soát bao gồm: còi, loa, gậy chỉ huy giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ khác theo quy định và các biểu mẫu xử lý vi phạm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
569 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào