Công trình lưỡng dụng là gì? Việc quản lý, bảo vệ công trình lưỡng dụng được quy định như thế nào?
Công trình lưỡng dụng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 có nêu rõ như sau:
Công trình lưỡng dụng
1. Công trình lưỡng dụng là công trình sử dụng cho cả mục đích quân sự, quốc phòng và mục đích dân sự, gồm công trình dân sự có tính lưỡng dụng và công trình quốc phòng sử dụng lưỡng dụng, được cấp có thẩm quyền quyết định khi phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc chuyển đổi, bổ sung mục đích sử dụng.
2. Cơ quan chủ trì thẩm định chủ trương đầu tư, dự án công trình dân sự có tính lưỡng dụng có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng về tính lưỡng dụng của công trình trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình lưỡng dựng có trách nhiệm cung cấp hồ sơ thiết kế, hoàn công và phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng để đăng ký danh mục, phân loại, phân nhóm, quản lý hồ sơ theo quy định của Bộ Quốc phòng.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng, bãi bỏ sử dụng lưỡng dụng đối với công trình quốc phòng.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định có thời hạn việc chuyển công trình lưỡng dụng từ sử dụng cho mục đích dân sự sang sử dụng cho mục đích quân sự trong trường hợp cấp bách để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
.....
Theo như quy định trên, công trình lưỡng dụng là công trình sử dụng cho cả mục đích quân sự, quốc phòng và mục đích dân sự, gồm công trình dân sự có tính lưỡng dụng và công trình quốc phòng sử dụng lưỡng dụng, được cấp có thẩm quyền quyết định khi phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc chuyển đổi, bổ sung mục đích sử dụng.
Công trình lưỡng dụng là gì? Việc quản lý, bảo vệ công trình lưỡng dụng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc quản lý, bảo vệ công trình lưỡng dụng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 có nêu rõ như sau:
Công trình lưỡng dụng
....
6. Việc quản lý, bảo vệ công trình lưỡng dụng được quy định như sau:
a) Công trình lưỡng dụng khi sử dụng cho mục đích dân sự được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan và được lập hồ sơ quản lý, thống kê, kiểm kê công trình theo quy định tại Điều 10 và Điều 14 của Luật này;
b) Công trình lưỡng dụng khi sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng được quản lý, bảo vệ theo quy định của Luật này;
c) Trường hợp công trình lưỡng dụng sử dụng đồng thời cho cả mục đích quân sự, quốc phòng và mục đích dân sự thì chủ sở hữu công trình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức việc quản lý, bảo vệ công trình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
d) Việc cải tạo, sửa chữa công trình dân sự có tính lưỡng dụng làm thay đổi công năng sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng phải có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng.
Theo đó, việc quản lý bảo vệ công trình lưỡng dụng được thực hiện theo quy định trên.
Hồ sơ quản lý công trình lưỡng dụng bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định như sau:
Lập hồ sơ quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự
1. Hồ sơ quản lý công trình quốc phòng, khu quân sự, bao gồm:
a) Bản đồ vị trí công trình quốc phòng, khu quân sự;
b) Bản đồ địa chính hoặc sơ đồ xác định phạm vi sử dụng đất, đất có mặt nước kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền về việc giao quản lý, sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển;
c) Bản đồ, sơ đồ, văn bản xác định mốc giới khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn, vành đai an toàn kho đạn dược, hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống ăng-ten quân sự;
d) Hồ sơ thiết kế, hoàn công công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan; đối với các thành cổ, pháo đài cổ, hầm, hào, lô cốt do lịch sử để lại không có hồ sơ thiết kế, hoàn công và các công trình quốc phòng không còn hồ sơ thiết kế, hoàn công thì lập bản vẽ, sơ đồ hiện trạng;
đ) Văn bản, tài liệu khác có liên quan.
2. Trách nhiệm lập hồ sơ quản lý công trình quốc phòng, khu quân sự được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan lập hồ sơ quản lý đối với công trình quốc phòng, khu quân sự được đầu tư xây dựng, thiết lập mới;
b) Đơn vị được giao quản lý chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan lập hồ sơ quản lý đối với công trình quốc phòng, khu quân sự không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
3. Hồ sơ được xác định độ mật phù hợp với từng loại, nhóm công trình quốc phòng, khu quân sự; được lưu trữ, quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước,
...
Theo đó, hồ sơ quản lý công trình lưỡng dụng bao gồm:
- Bản đồ vị trí công trình quốc phòng, khu quân sự;
- Bản đồ địa chính hoặc sơ đồ xác định phạm vi sử dụng đất, đất có mặt nước kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền về việc giao quản lý, sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển;
- Bản đồ, sơ đồ, văn bản xác định mốc giới khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn, vành đai an toàn kho đạn dược, hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống ăng-ten quân sự;
- Hồ sơ thiết kế, hoàn công công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan; đối với các thành cổ, pháo đài cổ, hầm, hào, lô cốt do lịch sử để lại không có hồ sơ thiết kế, hoàn công và các công trình quốc phòng không còn hồ sơ thiết kế, hoàn công thì lập bản vẽ, sơ đồ hiện trạng;
- Văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.