Có thể sử dụng tài khoản VNeID trên nhiều thiết bị không? Khi muốn sử dụng tài khoản VNeID trên thiết bị mới thì phải làm gì?

Có thể sử dụng tài khoản VNeID trên nhiều thiết bị không? Khi muốn sử dụng tài khoản VNeID trên thiết bị mới thì phải làm gì? Thắc mắc của bạn Quỳnh Châu ở Thái Bình.

Có thể sử dụng tài khoản VNeID trên nhiều thiết bị không?

Người dân sử dụng tài khoản VNeID sẽ có nhiều lợi ích, như tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm tối đa các giấy tờ phải mang theo khi đi làm thủ tục hành chính công…

Theo quy định, tài khoản VNeID của công dân chỉ có thể đăng nhập trên một thiết bị duy nhất tại một thời điểm. Do vậy, công dân không thể sử dụng tài khoản VNeID trên nhiều thiết bị khác nhau cùng thời điểm.

Khi muốn sử dụng tài khoản VNeID trên thiết bị mới thì phải làm gì?

Nếu điện thoại đang đăng nhập VNeID nhưng bị mất hoặc hư thì đăng nhập VNeID trên điện thoại mới bằng các bước như sau:

Bước 1: Tải ứng dụng VNeID trên điện thoại mới phiên bản mới nhất thông qua Google Play hoặc App Store.

Bước 2: Chọn đăng nhập và tiến hành đăng nhập bằng số CCCD và mật khẩu.

Bước 3: Sau khi đăng nhập thì ứng dụng sẽ hiển thị thông báo bạn đang đăng nhập trên thiết bị mới. Bấm Xác nhận để tiếp tục.

Bước 4: Chọn "Xác thực NFC bằng thẻ CCCD gắn chip"

Bước 5: Xem hướng dẫn xác thực NFC bằng thẻ CCCD gắp chip.

Với thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS, xem hướng dẫn ảnh dưới:

Với thiết bị sử dụng hệ điều hành Android, xem hướng dẫn ảnh dưới:

Chọn “Tiếp tục” để tiến hành đọc NFC bằng thẻ CCCD gắn chíp.

Bước 6: Sau khi đọc NFC thành công, màn hình sẽ hiển thị giao diện kích hoạt trên thiết bị và hệ thống sẽ tự động gửi mã OTP về smartphone mới.

Cuối cùng, bạn chỉ cần nhập mã OTP là có thể đăng nhập VNeID trên điện thoại mới.

Tuy nhiên, tính năng xác thực NFC chỉ hỗ trợ một số dòng điện thoại. Vì vậy, nếu điện thoại của bạn không được hỗ trợ đọc NFC hoặc có hỗ trợ nhưng đọc không được thì phải đến cơ quan công an để được hỗ trợ hoặc người dùng có thể mượn điện thoại khác có tính năng NFC và thao tác theo các bước trên để lấy OTP rồi mở trên thiết bị của mình. Sau đó, người dùng cần đăng xuất khỏi điện thoại vừa mượn bằng cách vào mục Cá nhân -> Quản lý thiết bị -> Hủy liên kết.

Có thể sử dụng tài khoản VNeID trên nhiều thiết bị không? Khi muốn sử dụng tài khoản VNeID trên thiết bị mới thì phải làm gì? (Hình từ internet)

Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với công dân Việt Nam như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam
...
2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2
a) Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:
Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
b) Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử.

Theo đó, trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với công dân Việt Nam được thực hiện như sau:

- Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:

Bước 1: Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử.

Bước 2: Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.

Bước 4: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.

- Đối với công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chip điện tử: Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
10,356 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào