Có mấy hình thức thực hiện nhiệm vụ sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước? Phim sử dụng ngân sách nhà nước chỉ dành cho nhiệm vụ chính trị có đúng không?
- Nhiệm vụ sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện bằng những hình thức nào?
- Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước là ai và có trách nhiệm như thế nào?
- Phim sử dụng ngân sách nhà nước được sản xuất chỉ dành cho nhiệm vụ chính trị có đúng không?
- Những hoạt động điện ảnh nào được nhà nước đầu tư và hỗ trợ?
Nhiệm vụ sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện bằng những hình thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Luật Điện ảnh 2022 có quy định như sau:
Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước
1. Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước để phục vụ nhiệm vụ chính trị quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Luật này được thực hiện bằng hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
Như vậy hiện nay Luật quy định các hình thức sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
Có mấy hình thức thực hiện nhiệm vụ sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước? Phim sử dụng ngân sách nhà nước chỉ dành cho nhiệm vụ chính trị có đúng không? (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước là ai và có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Luật Điện ảnh 2022 có quy định như sau:
Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước
1. Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước để phục vụ nhiệm vụ chính trị quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Luật này được thực hiện bằng hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
2. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước là Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy trình lựa chọn dự án sản xuất phim;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản, Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để sản xuất phim.
5. Quyền sở hữu phim, quyền sở hữu trí tuệ đối với phim sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều này.
- Theo đó, Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước là:
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ,
+ Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện quy trình lựa chọn dự án sản xuất phim;
+ Thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản, Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ngoài ra, luật cũng quy định chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để sản xuất phim.
Phim sử dụng ngân sách nhà nước được sản xuất chỉ dành cho nhiệm vụ chính trị có đúng không?
Căn cứ nội dung tại khoản 1 Điều 14 Luật Điện ảnh 2022 có quy định việc sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước là để phục vụ nhiệm vụ chính trị theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Điện ảnh 2022.
Cụ thể tại điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Điện ảnh 2022 quy định về nhiệm vụ chính trị khi thực hiện hoạt động đầu tư trong hoạt động điện ảnh là hướng đến những đề tài về lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam;
Như vậy, phim sử dụng ngân sách nhà nước được sản xuất chỉ dành cho nhiệm vụ chính trị và hướng đến những nội dung, đề tài nêu trên.
Những hoạt động điện ảnh nào được nhà nước đầu tư và hỗ trợ?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Điện ảnh 2022 có quy định nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
- Sản xuất phim thực hiện theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam;
- Sáng tác kịch bản phim, phát hành, phổ biến phim, cung cấp kinh phí tổ chức, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phổ biến phim phục vụ vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn; phục vụ trẻ em, lực lượng vũ trang và nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, giáo dục khác;
- Tổ chức liên hoan phim quốc gia, liên hoan phim quốc tế, liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, chương trình phim, tuần phim tại Việt Nam; giải thưởng phim và cuộc thi phim cấp quốc gia, quốc tế; liên hoan phim, chương trình phim, tuần phim Việt Nam tại nước ngoài;
- Nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao để tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, lưu trữ và phục vụ nhiệm vụ chính trị; biên tập, dịch, làm phụ đề phim để phục vụ hoạt động giới thiệu đất nước, con người Việt Nam;
- Phát triển hoạt động lý luận, phê bình điện ảnh; tuyên truyền, giới thiệu, định hướng thẩm mỹ điện ảnh;
- Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động điện ảnh;
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu điện ảnh quốc gia;
- Xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật, trường quay phục vụ sản xuất, phát hành, phổ biến, lưu chiểu và lưu trữ phim;
- Xây dựng hệ thống hạ tầng thống kê, cơ sở dữ liệu ngành điện ảnh.
Luật Điện ảnh 2022 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.