Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội được thực hiện thông qua những giải pháp nào?
Triển khai thực hiện những giải pháp, nhiệm vụ nào để phục hồi và phát triển kinh tế xã hội?
Căn cứ vào Mục II Nghị quyết 143/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ đã đề ra những giải pháp, nhiệm vụ cần phải triển khai thực hiện trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội như sau:
- Bộ Tài chính khẩn trương ban hành văn bản sửa đổi các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý tại Thông tư số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC hướng dẫn nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất 0% từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, | hợp tác xã, hộ kinh doanh, báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ theo đúng chỉ đạo tại văn bản số 6995/VPCP-KTTH ngày 17 tháng 10 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ. Trường hợp cần thiết, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền phương án điều chỉnh nguồn vốn sang chương trình khác để nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ.
- Các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương phê duyệt Quyết định đầu tư và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có đánh giá cụ thể về kết quả triển khai chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, kiến nghị phương án xử lý đối với số tiền còn lại chưa giải ngân; trường hợp cần thiết, đề xuất điều chuyển cho các chính sách khác còn dư địa thực hiện.
- Giao Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thiện phương án phân bổ số vốn 932 tỷ đồng thuộc lĩnh vực y tế, lĩnh vực an sinh xã hội, lao động, việc làm, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 11 năm 2022. Đối với các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ thông báo danh mục và mức vốn nhưng các địa phương thực hiện tách thành dự án độc lập để phê duyệt chủ trương đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, căn cứ quy định, danh mục và mức vốn đã được Thủ tướng Chính phủ thông báo, có ý kiến và hướng dẫn các địa phương hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định, bảo đảm đúng mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chí, đối tượng quy định tại các Nghị quyết số 43/2012/QH13 của Quốc hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, thông báo dự kiến kế hoạch vốn của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, các cơ quan, đơn vị cần phải triển khai thực hiện những giải pháp, nhiệm vụ trên trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội được thực hiện thông qua những giải pháp nào?
Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh như thế nào để phát triển kinh tế xã hội?
Căn cứ vào tiểu mục 18 Mục I Nghị quyết 143/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an thực hiện một số nhiệm vụ sau đây để ổn định và phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới:
- Xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy, trình Chính phủ ban hành trong tháng 12 năm 2022. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu của Luật Cư trú năm 2020 về việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết giá trị sử dụng sau ngày 31 tháng 12 năm 2022.
- Tổng rà soát, kiểm tra và đẩy mạnh thực hiện công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên phạm vi toàn quốc, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do cháy, nổ gây ra. Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tổ chức phân luồng, điều tiết, không để xảy ra ùn tắc trên các tuyến giao thông trọng điểm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, hành vi đua xe trái phép, nhất là trong thời điểm diễn ra World Cup 2022.
- Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan có phương án bảo đảm an ninh kinh tế, nhất là an ninh tài chính, ngân hàng, năng lượng trong dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Tập trung đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm mạng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc trên không gian mạng trong thời điểm diễn ra World Cup 2022. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật về các hành vi đưa tin thất thiệt ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, lợi ích quốc gia, dân tộc, vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân, trong trường hợp cần thiết tiến hành khởi tố, điều tra, xử lý hình sự để tăng tính răn đe.
Theo đó, Bộ Công an cần phải tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự thông qua việc phối hợp với các bộ, ngành liên quan có phương án bảo đảm an ninh kinh tế, nhất là an ninh tài chính, ngân hàng, năng lượng trong dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Bộ Quốc phòng cần thực hiện nhiệm vụ gì để ổn định và phát triển kinh tế?
Tại tiểu mục 17 Mục I Nghị quyết 143/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ đã yêu cầu Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ như sau:
- Chỉ đạo toàn quân duy trì nghiêm sẵn sàng chiến đấu; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ; sẵn sàng phương án tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.