Chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng thì phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp gì?

Tôi có thắc mắc liên quan tới môi trường không khí mong sớm được giải đáp. Hiện nay, ai cũng biết về tình trạng không khí của chúng ta đang ở mức rất tệ. Một làn bụi mịn mà chúng ta cứ ngỡ sương mù chính là những dấu hiệu đáng quan ngại về môi trường không khí của chúng ta ở thời điểm hiện tại. Khi chất lượng môi trường không khí đã bị ô nhiễm nghiêm trọng rồi thì Nhà nước sẽ áp dụng những biện pháp khẩn cấp gì? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn.

Nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí

Tại Điều 6 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí cụ thể như sau:

Nội dung chính của kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:

(1) Về đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí:

- Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường không khí quốc gia trong giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí và phân bố phát thải theo không gian tự các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di động, nguồn ô nhiễm diện; ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí tới sức khỏe cộng đồng;

- Kết quả thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí, các trạm quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường không khí và khí thải công nghiệp; việc sử dụng số liệu quan trắc phục vụ công tác đánh giá diễn biến và quản lý chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất;

- Hiện trạng công tác quản lý chất lượng môi trường không khí cấp quốc gia giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; các vấn đề bất cập, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí;

- Nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí.

(2) Mục tiêu quản lý chất lượng môi trường không khí:

- Mục tiêu tổng thể: tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng môi trường không khí phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường theo kỳ kế hoạch;

- Mục tiêu cụ thể: định lượng các chỉ tiêu nhằm giảm thiểu tổng lượng khí thải phát sinh từ các nguồn thải chính; cải thiện chất lượng môi trường không khí.

(3) Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí:

- Về cơ chế, chính sách;

- Về khoa học, công nghệ nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí;

- Về quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí.

(4) Chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại khoản 3 Điều này.

(5) Quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh phải thể hiện đầy đủ các nội dung, biện pháp phối hợp xử lý, quản lý chất lượng môi trường không khí; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh, thu thập và báo cáo, công bố thông tin trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm.

(6) Tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí, bao gồm:

- Phân công trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch;

- Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;

- Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch;

- Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.

Ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí

Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí

Tại Điều 7 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí cụ thể là:

"Điều 7. Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
1. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được ban hành theo quy định sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức lập, phê duyệt, triển khai đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tờ trình, dự thảo kế hoạch, dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu dự thảo kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan.
2. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia chưa được ban hành, kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia khi được ban hành.
3. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn."

Khi chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng thì áp dụng những biện pháp khẩn cấp gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng cụ thể là:

Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau:

- Hạn chế, tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí thải lưu lượng lớn ra môi trường và thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;

- Hạn chế, phân luồng hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đường bộ;

- Tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian làm việc của các cơ quan, tổ chức, trường học;

- Tạm dừng hoạt động tập trung đông người ở ngoài trời.

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn, những biện pháp khẩn cấp khi môi trường không khí bị ô nhiễm như hạn chế, tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí thải lưu lượng lớn ra môi trường; hạn chế, phân luồng hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đường bộ; tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian làm việc của các cơ quan, tổ chức, trường học và tạm dừng hoạt động tập trung đông người ở ngoài trời.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về môi trường không khí. Trân trọng!

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,194 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào