Các hoạt động sử dụng tạm thời một phần lòng đường được UBND TPHCM ban hành kế hoạch cụ thể có cần phải xin giấy phép không?
- Các hoạt động sử dụng tạm thời một phần lòng đường được UBND TPHCM ban hành kế hoạch cụ thể có cần phải xin giấy phép không?
- Trường hợp nào được sử dụng tạm thời một phần lòng đường tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường được quy định như thế nào?
Các hoạt động sử dụng tạm thời một phần lòng đường được UBND TPHCM ban hành kế hoạch cụ thể có cần phải xin giấy phép không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND, về nguyên tắc quản lý và trách nhiệm sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố như sau:
Nguyên tắc quản lý và trách nhiệm sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố
1. Nguyên tắc quản lý.
a) Sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố không gây mất trật tự, an toàn giao thông; không chắn ngang nơi đường giao nhau, trước cổng và trong phạm vi 05 (năm) mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
b) Chiều rộng hè phố dành cho người đi bộ (không tính phần bó vỉa) tối thiểu từ 1,5 (một phẩy năm) mét.
c) Sử dụng tạm thời một phần lòng đường ngoài mục đích giao thông (không áp dụng trên tuyến quốc lộ đi qua đô thị) phải bảo đảm phần lòng đường còn lại đủ bố trí tối thiểu 02 (hai) làn xe ô tô cho một chiều lưu thông; trường hợp đặc biệt do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định.
d) Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép hoặc chấp thuận. Các hoạt động sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch cụ thể sẽ không phải cấp giấy phép.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì các hoạt động sử dụng tạm thời một phần của lòng đường được UBND TPHCM ban hành kế hoạch cụ thể sẽ không phải cấp giấy phép.
Do đó, không cần phải xin giấy phép đối với các hoạt động sử dụng tạm thời một phần lòng đường được UBND TPHCM ban hành kế hoạch cụ thể.
Các hoạt động sử dụng tạm thời một phần lòng đường được UBND TPHCM ban hành kế hoạch cụ thể có cần phải xin giấy phép không? (Hình từ internet)
Trường hợp nào được sử dụng tạm thời một phần lòng đường tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Căn cứ tại Điều 9 Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023, những trường hợp được sử dụng tạm thời một phần lòng đường tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm có các trường hợp sau:
- Tổ chức các hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội) và điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa.
- Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị
- Bố trí điểm trông, giữ xe có thu phí.
Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023, quy định về hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường được quy định như sau:
(1) Hồ sơ đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường:
- Đơn đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường (theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023).
- 01 (một) bản vẽ vị trí mặt bằng đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường có đầy đủ các thông tin sau: vị trí sử dụng, phạm vi sử dụng, phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023).
- Đối với trường hợp sử dụng cho hoạt động tại khoản 3 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023, hồ sơ phải kèm theo Giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
- Các văn bản pháp lý khác được chấp thuận về chủ trương (nếu có) liên quan đến nhu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu).
(2) Trình tự thủ tục cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Bước 2: Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu hồ sơ không đúng quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn ngày trả kết quả;
Đối với trường hợp nộp hồ sơ gián tiếp (qua hệ thống bưu chính): Trường hợp hồ sơ chưa đúng theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, không được yêu cầu doanh nghiệp, người dân bổ sung hồ sơ, tài liệu quá 01 lần; không yêu cầu cung cấp đối với giấy tờ, hồ sơ đã được lưu trữ trong cơ quan tiếp nhận, giải quyết hoặc đã có sự kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức theo quy định.
Bước 3: Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu hồ sơ đủ điều kiện thì cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố theo mẫu tại Phụ lục III của Quy định ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.