Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình do ai có thẩm quyền tổ chức và bao gồm những nội dung nào?

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình do ai có thẩm quyền tổ chức và bao gồm những nội dung nào? Anh N ở Cà Mau

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình do ai có thẩm quyền tổ chức?

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực gia đình là việc một cá nhân đã trải qua một khóa đào tạo, bồi dưỡng về những ký năng phòng chống bạo lực gia định để có thể thực hiện tư vấn, chăm sóc về bạo lực gia đình.

Thẩm quyền tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 25 Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại điểm b khoản 2 Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Hằng năm, cơ quan nhà nước quy định trên có trách nhiệm ban hành kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình và đăng trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành kế hoạch.

- Cơ sở được cơ quan nhà nước cho phép tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình là cơ sở được xác định trong kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan nhà nước quy định.

- Cơ sở được cơ quan nhà nước cho phép tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho người tham gia bồi dưỡng theo Mẫu số 14 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP sau khi kết thúc lớp bồi dưỡng.

(*) Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 26 Nghị định 76/2023/NĐ-CP bao gồm:

- Nhân viên trực tiếp thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó khi bị bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Nhân viên trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó khi bị bạo lực gia đình; kỹ năng ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

- Nhân viên trực tiếp thực hiện giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng kiểm soát cơn nóng giận; kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực; kỹ năng xây dựng mối quan hệ trong gia đình.

- Nhân viên trực tiếp thực hiện chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bị bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng về tâm lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người bị bạo lực gia đình.

- Nhân viên thực hiện các hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình và kiến thức, kỹ năng liên quan đến dịch vụ cung cấp.

Lưu ý: Người đã được cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình sau 05 năm phải tham gia bồi dưỡng cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình theo lĩnh vực trực tiếp thực hiện.

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình do ai có thẩm quyền tổ chức?

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình do ai có thẩm quyền tổ chức? (Hình ảnh từ Internet)

Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện như sau:

(1) Nội dung tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:

- Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, giới, bình đẳng giới và quy định của pháp luật có liên quan; quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình, thành viên khác trong gia đình;

- Kỹ năng ứng xử trong gia đình, tổ chức đời sống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, xử lý khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình, chăm sóc người bị bạo lực gia đình.

(2) Việc tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình tập trung vào các đối tượng sau đây:

- Người bị bạo lực gia đình;

- Người có hành vi bạo lực gia đình;

- Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;

- Người chuẩn bị kết hôn.

(3) Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho người thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở.

Tố giác hành vi bạo lực gia đình ở đâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

723 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào