Biểu mẫu tổng hợp báo cáo kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có dạng ra sao?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp dành cho cơ sở giáo dục phổ thông ra sao?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp dành cho phòng và sở giáo dục và đào tạo ra sao?
- Xếp loại kết quả đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên dựa trên các tiêu chí nào?
Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp dành cho cơ sở giáo dục phổ thông ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Biểu mẫu 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 có hướng dẫn về mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp có dạng như sau:
Tải mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp: Tại đây
Biểu mẫu tổng hợp báo cáo kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có dạng ra sao? (Hình từ Internet)
Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp dành cho phòng và sở giáo dục và đào tạo ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Biểu mẫu 2,3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 quy định mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp dành cho phòng và sở giáo dục và đào tạo có dạng như sau:
Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp dành cho phòng giáo dục và đào tạo
Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp dành cho sở giáo dục và đào tạo
Tải mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp dành cho phòng giáo dục và đào tạo: tại đây
Tải mẫu báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp dành cho sở giáo dục và đào tạo: Tại đây
Xếp loại kết quả đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên dựa trên các tiêu chí nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định như sau
Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
....
2. Xếp loại kết quả đánh giá
a) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;
b) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;
c) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;
d) Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Đồng thời căn cứ theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT (điểm a khoản 1 bị ngưng hiệu lực bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
1. Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân
b) Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
2. Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục;
b) Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
3. Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;
b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
4. Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.
5. Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh
a) Mức đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
b) Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục.
Theo đó, việc xếp loại kết quả đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên dựa vào các tiêu chuẩn phát triển chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.