Biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh mới nhất là mẫu nào?
- Biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh mới nhất là mẫu nào?
- Xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y dựa trên nguyên tắc gì?
- Quy trình xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y diễn ra như thế nào?
- Hướng dẫn xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ như thế nào?
Biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh mới nhất là mẫu nào?
Biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT. Dưới đây là hình ảnh Biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh:
Tải Biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh: Tại đây.
Biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y dựa trên nguyên tắc gì?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y dựa trên các nguyên tắc như sau:
- Đầu tiên, việc xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật phải thực hiện ngay và được cơ quan thú y, nhân viên thú y hướng dẫn, giám sát, kiểm tra.
- Thứ hai, những người trực tiếp thực hiện xử lý động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh nguy hiểm phải được trang bị bảo hộ lao động.
- Tiếp theo, địa điểm xử lý vệ sinh thú y phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Thứ tư, địa điểm, trang thiết bị, dụng cụ xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phải được vệ sinh, khử trùng sau mỗi lần xử lý.
- Cuối cùng, chủ động vật phải chịu mọi chi phí trong thời gian nuôi cách ly, theo dõi; chủ lô hàng sản phẩm động vật phải chịu mọi chi phí bảo quản sản phẩm động vật đến khi có kết luận của cơ quan thú y.
Quy trình xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y diễn ra như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Khi phát hiện động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan thú y có thẩm quyền, nhân viên thú y thực hiện theo 06 bước sau đây:
Bước 1: Cách ly động vật ở khu vực riêng.
Bước 2: Lập biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y của động vật, sản phẩm động vật theo Mẫu số 04 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT; yêu cầu chủ cơ sở, chủ lô hàng thực hiện các biện pháp xử lý vệ sinh thú y để bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Bước 3: Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật gửi phòng thử nghiệm trong trường hợp cần thiết để kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật và tồn dư thuốc thú y, chất cấm, mầm bệnh theo Mẫu số 03 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.
Bước 4: Lập biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo Mẫu số 05 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.
Bước 5: Thông báo cho chủ cơ sở, chủ lô hàng và các cơ quan liên quan về kết quả xử lý và các yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật được phép sử dụng sau khi xử lý.
Bước 6: Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện xử lý vệ sinh thú y.
Hướng dẫn xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Quy định về xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y
1. Các biện pháp xử lý bao gồm: Tiêu hủy; xử lý nhiệt; xử lý cơ học; chuyển mục đích sử dụng.
2. Hướng dẫn xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ như sau:
a) Sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm phát hiện trong quá trình giết mổ xử lý theo hướng dẫn tại mục 2 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu về cảm quan xử lý theo hướng dẫn tại mục 3 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sản phẩm động vật ô nhiễm vi sinh vật không được phép có hoặc vượt quá mức giới hạn cho phép xử lý theo hướng dẫn tại mục 4 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu về các chỉ tiêu tồn dư thuốc kháng sinh hoặc phát hiện tồn dư chất cấm, chất độc xử lý theo hướng dẫn tại mục 5 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Sản phẩm động vật mang ký sinh trùng, ấu trùng của ký sinh trùng xử lý theo hướng dẫn tại mục 6 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy theo quy định trên hướng dẫn xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ như sau:
- Đối với sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm phát hiện trong quá trình giết mổ: xử lý theo hướng dẫn tại mục 2 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.
- Đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu về cảm quan: xử lý theo hướng dẫn tại mục 3 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.
- Đối với sản phẩm động vật ô nhiễm vi sinh vật không được phép có hoặc vượt quá mức giới hạn cho phép: xử lý theo hướng dẫn tại mục 4 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.
- Đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu về các chỉ tiêu tồn dư thuốc kháng sinh hoặc phát hiện tồn dư chất cấm, chất độc: xử lý theo hướng dẫn tại mục 5 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.
- Đối với sản phẩm động vật mang ký sinh trùng, ấu trùng của ký sinh trùng: xử lý theo hướng dẫn tại mục 6 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.