Ban quản trị chung cư có được tự ý đặt ra quy định và xử phạt cư dân không? Hành vi tự ý xử phạt của ban quản trị chung cư có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Cho tôi hỏi ban quản trị chung cư có được tự ý đặt ra quy định và xử phạt cư dân không? Hành vi tự ý xử phạt của ban quản trị chung cư có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? - Câu hỏi của anh Linh tại Hà Nội.

Ban quản trị chung cư có được tự ý đặt ra quy định xử phạt cư dân không?

Trước hết, phải xác định rõ việc xử phạt của ban quản lý chung cư không phải là hình thức xử phạt hành chính. Bởi lẽ, căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, ban quản trị chung cư không phải là tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Về vấn đề ban quản trị chung cư tự ý xử phạt mà không thông qua ý kiến của cư dân, thì hiện nay căn cứ khoản 3 Điều 102 Luật Nhà ở 2014 quy định:

Hội nghị nhà chung cư
...
3. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư được tổ chức họp để quyết định các vấn đề sau đây:
a) Đề cử, bầu, bãi miễn các thành viên Ban quản trị nhà chung cư; thông qua, bổ sung, sửa đổi Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư;
b) Thông qua, bổ sung, sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư; quyết định mức phụ cấp trách nhiệm của các thành viên Ban quản trị và các chi phí hợp lý khác phục vụ hoạt động của Ban quản trị;
c) Thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định tại Điều 106 của Luật này và việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư;
d) Quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp chủ đầu tư không có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư hoặc có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhưng không tham gia quản lý vận hành hoặc tham gia quản lý vận hành nhưng không đáp ứng được các yêu cầu như đã thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ ký với Ban quản trị nhà chung cư;
đ) Thông qua báo cáo về hoạt động quản lý vận hành, hoạt động bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư;
e) Quyết định các nội dung khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Như vậy, việc ban hành và thực hiện nội quy là hợp pháp khi thể hiện sự tôn trọng ý chí, thỏa thuận giữa các bên và nằm trong khuôn khổ của pháp lý. Do đó, ban quản trị chung cư không được quyền tự ý đặt ra quy định và tiến hành thu tiền phạt khi cư dân vi phạm. Đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật.

Ban quản trị chung cư có được tự ý đặt ra quy định và xử phạt cư dân không? Hành vi tự ý xử phạt của ban quản trị chung cư có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Ban quản trị chung cư có được tự ý đặt ra quy định và xử phạt cư dân không? Hành vi tự ý xử phạt của ban quản trị chung cư có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)

Hành vi tự ý xử phạt cư dân của ban quản trị chung cư có thể bị xử lý như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD:

Ban quản trị nhà chung cư
...
4. Các quyết định của Ban quản trị nhà chung cư nếu vượt quá quyền hạn quy định tại Điều 41 của Quy chế này thì không có giá trị pháp lý; trường hợp gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thì các thành viên Ban quản trị phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Đồng thời căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 44 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD:

Xử lý vi phạm
1. Ban quản trị, thành viên Ban quản trị nhà chung cư nếu vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư và Quy chế này thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị bãi miễn, thay thế theo quy định của Quy chế này và bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Như vậy, về việc tự ý xử phạt cư dân của ban quản trị chung cư là vượt quá quyền hạn thì Ban quản trị có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, hoàn trả số tiền lại cho cư dân.

Tiếp theo tùy vào mức độ của hành vi vi phạm, ban quản trị có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, về hành vi tự ý xử phạt của Ban quản trị có thể xem là hành vi chiếm đoạt tài sản và tùy theo cấu thành của tội phạm mà hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Muốn bãi miễn Ban quản trị nhà chung cư thì làm như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 26 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD:

Miễn nhiệm, bãi miễn thành viên Ban quản trị hoặc bãi miễn Ban quản trị nhà chung cư
...
2.Việc bãi miễn Ban quản trị, thành viên Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thực hiện khi có đề nghị của Ban quản trị hoặc đề nghị của đại diện chủ sở hữu căn hộ trong các trường hợp sau đây:
a) Ban quản trị không báo cáo kết quả hoạt động cho hội nghị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này;
b) Ban quản trị không hoạt động sau khi được bầu;
c) Thành viên Ban quản trị vi phạm quy chế hoạt động hoặc quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị;
d) Thành viên Ban quản trị không tham gia các hoạt động của Ban quản trị trong 06 tháng liên tiếp hoặc không tham dự tối thiểu 30% tổng số các cuộc họp của Ban quản trị trong 01 năm.

Như vậy, khi rơi vào một trong những trường hợp trên thì đại diện chủ sở hữu căn hộ có thể đề nghị bãi nhiệm Ban quản trị chung cư.

Ban quản trị nhà chung cư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có bắt buộc thành lập Ban quản trị nhà chung cư đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu? Nếu có thì Ban quản trị được hoạt động từ khi nào?
Pháp luật
Mô hình hoạt động Ban quản trị nhà chung cư có 01 chủ sở hữu? Có quyền sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư không?
Pháp luật
Trường hợp nào bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư? Đối tượng nào được khuyến khích tham gia Ban quản trị?
Pháp luật
Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu có con dấu không? Quyết định của Ban quản trị không có giá trị pháp lý trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị công nhận đối với Ban quản trị được bầu tại Hội nghị nhà chung cư lần đầu từ 1/8/2024 gồm những gì?
Pháp luật
Tổ chức Hội nghị nhà chung cư thường niên kết hợp với việc bầu Ban quản trị nhà chung cư nhiệm kỳ mới thế nào?
Pháp luật
Ban quản trị nhà chung cư được thành lập có tư cách pháp nhân hay không? Hồ sơ, thủ tục công nhận ban quản trị nhà chung cư được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Ban quản trị chung cư có thể sử dụng chi phí bảo trì nhà chung cư để bảo trì các hạng mục nào? Phải đóng bao nhiêu cho kinh phí bảo trì nhà chung cư?
Pháp luật
Nhà chung cư có bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư không? Ban quản trị nhà chung cư có được hưởng thù lao không?
Pháp luật
Số lượng, thành phần Ban quản trị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu từ 1/8/2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ban quản trị nhà chung cư
13,334 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ban quản trị nhà chung cư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ban quản trị nhà chung cư

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Cập nhật văn bản hướng dẫn về Nhà chung cư theo Luật Nhà ở mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào