Bản đồ Việt Nam: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia áp dụng từ ngày 30/12/2022?
Bản đồ Việt Nam: Quy định chung về quy chuẩn kỹ thuật của bản đồ địa hình quốc gia?
Theo Mục I Thông tư 06/2022/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia như sau:
- Phạm vi điều chỉnh
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định kỹ thuật về nội dung và ký hiệu của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được biên tập từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000.
- Đối tượng áp dụng
+ Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thành lập, lưu trữ, quản lý, cung cấp, sử dụng bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000.
- Trong quy chuẩn kỹ thuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
+ Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 là bản đồ địa hình trên đất liền, đảo, quần đảo và bản đồ địa hình đáy biển được xây dựng trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.
+ Ký hiệu theo tỷ lệ là ký hiệu có kích thước tỷ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý.
+ Ký hiệu nửa theo tỷ lệ là ký hiệu có kích thước một chiều tỷ lệ với kích thước thực của đối tượng địa lý, kích thước chiều kia thể hiện quy ước.
+ Ký hiệu không theo tỷ lệ là ký hiệu có dạng tượng hình cho đối tượng địa lý và kích thước quy ước, không theo kích thước thực của đối tượng địa lý.
+ Đơn vị tính các giá trị đo biểu thị trên bản đồ: độ cao, độ sâu, độ dài, độ rộng, tỉ cao, tỉ sâu tính bằng mét; trọng tải cầu, phà tính bằng tấn.
+ Điểm tọa độ quốc gia là điểm đo đạc quốc gia có giá trị tọa độ được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật.
+ Điểm độ cao quốc gia là điểm đo đạc quốc gia có giá trị độ cao được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật.
+ Điểm tọa độ, độ cao quốc gia là điểm đo đạc quốc gia có giá trị tọa độ và có giá trị độ cao được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật.
+ Điểm trọng lực quốc gia là điểm đo đạc quốc gia có giá trị gia tốc trọng trường được thiết lập theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật.
+ GeoTIFF là định dạng ảnh gắn với tọa độ địa lý.
Bản đồ Việt Nam: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia áp dụng từ ngày 30/12/2022? (Hình từ: Internet)
Bản đồ Việt Nam: Độ chính xác của bản đồ địa hình quốc gia được quy định như thế nào?
Theo tiểu mục 4 Mục I Thông tư 06/2022/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia như sau:
- Độ chính xác của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
+ Độ chính xác của bản đồ địa hình trên đất liền, đảo, quần đảo
+. Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ địa hình quốc gia theo tỷ lệ bản đồ thành lập không được vượt quá các giá trị dưới đây:
++ 0,5 mm trên bản đồ đối với vùng đồng bằng, vùng đồi, núi thấp;
++ 0,7 mm trên bản đồ đối với vùng núi cao và vùng ẩn khuất.
+ Sai số trung phương về độ cao của các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ địa hình quốc gia không được vượt quá 1/3 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản. Đối với khu vực ẩn khuất và đặc biệt khó khăn các sai số được phép tăng lên 1,5 lần.
- Độ chính xác của bản đồ địa hình đáy biển
+ Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ địa hình đáy biển theo tỷ lệ bản đồ thành lập không được vượt quá các giá trị dưới đây:
++ 0,4 mm trên bản đồ đối với các điểm ghi chú độ sâu, các điểm ghi chú chất đáy;
++ 0,5 mm trên bản đồ đối với các địa vật nổi có tính chất cố định trên mặt biển; đối với các địa vật nổi có tính chất di động trên mặt biển như phao tiêu, đèn luồng thì được cộng thêm phạm vi di động của địa vật đó;
++ 1,0 mm trên bản đồ đối với các địa vật chìm dưới đáy biển.
+ Sai số trung phương độ sâu của điểm đo sâu được xác định theo công thức không được vượt quá các giá trị dưới đây:
++ ± 0,3 m khi độ sâu đến 30 m;
++ 1.5% độ sâu khi độ sâu từ 30 m đến 100 m;
++ 2.5% độ sâu khi độ sâu lớn hơn 100 m.
- Trong đó: là số chênh độ sâu giữa tuyến đo sâu và tuyến đo kiểm tra tại giao điểm của 2 tuyến đo; độ sâu tại giao điểm này được nội suy từ 2 điểm đo sâu gần nhất trước và sau giao điểm trên từng tuyến đo; n là số lượng giao điểm.
+ Sai số trung phương về độ sâu của địa hình đáy biển được xác định theo công thức không được vượt quá các giá trị dưới đây:
++ 2/3 khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản đối với vùng địa hình có độ dốc nhỏ hơn 6°;
++ Bằng khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản đối với vùng địa hình có độ dốc lớn hơn 6°.
- Trong đó: là số chênh độ sâu giữa điểm đo kiểm tra và điểm độ sâu cùng vị trí được nội suy từ 2 đường bình độ liền kề nhau trên bản đồ địa hình đáy biển; n là số lượng điểm kiểm tra.
+ Sai số tiếp biên phần địa hình đáy biển trên bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 không được vượt quá 1,5 lần các sai số quy định tại điểm 4.2 Phần này.
++ Khi kiểm tra, sai số giới hạn về mặt phẳng và độ cao của các đối tượng địa lý không được phép vượt quá 2,5 lần sai số trung phương. Số lượng các trường hợp có sai số lớn hơn 2,0 lần sai số trung phương không vượt quá 5% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số đều không được mang tính hệ thống.
Bản đồ Việt Nam: Định dạng sản phẩm bản đồ địa hình quốc gia như thế nào?
Theo tiểu mục 5 Mục I Thông tư 06/2022/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia như sau:
- Định dạng sản phẩm bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
+ Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 gồm dạng số và dạng in trên giấy.
+ Bản đồ địa hình quốc gia dạng số ở định dạng GeoTIFF độ phân giải từ 300 dpi trở lên và định dạng GeoPDF. Mỗi mảnh bản đồ địa hình quốc gia dạng số có một tệp siêu dữ liệu kèm theo.
Thông tư 06/2022/TT-BTNMT có hiệu lực từ 30/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.