Bãi bỏ các quy định về cấp phép vận tải đường bộ quốc tế và cấp Giấy phép vận tải đường bộ GMS cho phương tiện từ 25/05/2022?
Bãi bỏ một số điều khoản về cấp phép vận tải đường bộ quốc tế và cấp Giấy phép vận tải đường bộ GMS?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGTVT bãi bỏ khoản 4 Điều 4, Điều 6, Điều 7 và Phụ lục 2, Phụ lục 5, Phụ lục 6, Phụ lục 7, Phụ lục 8 và Phụ lục 9 như sau:
Điều 4. Quy định đối với phương tiện
"...
4. Mỗi chuyến đi, phương tiện được phép ở lại lãnh thổ của nước đến không quá 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp có lý do chính đáng (như thiên tai, tai nạn, hỏng hóc không sửa chữa kịp) sẽ được gia hạn 01 lần với thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn xuất cảnh.
Điều 6. Cấp phép vận tải đường bộ quốc tế cho doanh nghiệp, hợp tác xã
1. Điều kiện cấp giấy phép: doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có đủ các điều kiện sau:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn: Vốn do công dân Việt Nam nắm giữ trong các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải chiếm từ 51% trở lên trên số vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Tỷ lệ nhân viên: Nhân viên có quốc tịch Việt Nam chiếm từ 51% trở lên trong tổng số nhân viên điều hành của doanh nghiệp, hợp tác xã (tính cho các chức danh: giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã, trưởng các bộ phận thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã);
c) Độ tin cậy:
- Doanh nghiệp không vi phạm các quy định về hợp đồng kinh tế và các quy định khác của pháp luật Việt Nam;
- Doanh nghiệp không bị tuyên bố phá sản hoặc đang trong trình trạng tuyên bố phá sản.
d) Trình độ chuyên môn: Người phụ trách kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có bằng đại học chuyên ngành vận tải đường bộ hoặc tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác đã có thời gian làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải từ 03 năm trở lên.
đ) Năng lực tài chính: Phải sở hữu nguồn tài chính đầy đủ để quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, có đủ nguồn tài chính để chi trả cho các hoạt động vận tải. Trong 3 năm liên tiếp đến thời điểm xin cấp phép hoạt động có lãi.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế của doanh nghiệp, hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (bản sao hợp lệ hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
c) Chứng nhận chuyên môn về chuyên ngành vận tải của người phụ trách kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (bản sao hợp lệ hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) kèm theo hợp đồng lao động với doanh nghiệp.
d) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 3 năm liên tiếp gần nhất được cơ quan tài chính địa phương hoặc đơn vị kiểm toán xác nhận, đối với những doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập phải kèm theo tài liệu chứng minh năng lực tài chính.
3. Cơ quan cấp phép và quy trình cấp phép
a) Bộ Giao thông vận tải hoặc cơ quan được Bộ Giao thông vận tải ủy quyền là cơ quan cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế.
b) Cơ quan cấp phép tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế cho doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định.
c) Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép thẩm định hồ sơ và cấp phép. Trường hợp từ chối cấp phép phải trả lời doanh nghiệp, hợp tác xã bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d) Lệ phí cấp phép theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Thu hồi và cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế
a) Thu hồi
Trường hợp trong thời hạn được cấp phép, doanh nghiệp, hợp tác xã vi phạm các quy định về điều kiện cấp phép đã nêu ở trên, cơ quan cấp phép được thu hồi giấy phép đã cấp cho doanh nghiệp.
b) Cấp lại
Hết thời hạn của giấy phép hoặc bị mất giấy phép, doanh nghiệp, hợp tác xã lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới theo quy định nêu trên. Giấy phép cũ hết hạn phải nộp trả cơ quan cấp phép.
c) Thời hạn của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế là 05 năm.
d) Mẫu Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế quy định theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Cấp Giấy phép vận tải đường bộ GMS cho phương tiện
1. Điều kiện đối với phương tiện được cấp phép
Các phương tiện thuộc thẩm quyền sử dụng hợp pháp của các doanh nghiệp, hợp tác xã đã được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế thì được cấp phép vận chuyển đường bộ GMS để vận chuyển hành khách và hàng hóa thực hiện Hiệp định GMS.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ GMS cho phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy đăng ký xe ô tô;
c) Bản sao Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng phương tiện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba.
3. Cơ quan cấp phép và quy trình cấp phép
a) Bộ Giao thông vận tải hoặc cơ quan được Bộ Giao thông vận tải ủy quyền là cơ quan cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế.
b) Cơ quan cấp phép tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy phép vận tải đường bộ GMS cho phương tiện theo quy định.
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép thẩm định hồ sơ và cấp phép. Trường hợp từ chối cấp phép phải trả lời doanh nghiệp bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d) Trường hợp cần bổ sung hoặc thay thế phương tiện hoạt động, doanh nghiệp, hợp tác xã có công văn đề nghị kèm theo danh sách phương tiện và lập hồ sơ theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này gửi cơ quan cấp phép. Đối với phương tiện thay thế, cơ quan cấp phép ghi vào giấy phép số xe thay thế và cấp sổ theo dõi hoạt động cho phương tiện thay thế.
đ) Lệ phí cấp phép theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Thu hồi và cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ GMS cho phương tiện vận tải
a) Thu hồi
Trường hợp trong thời hạn được cấp phép, phương tiện vi phạm các quy định về điều kiện cấp phép đã nêu ở trên, cơ quan cấp phép được thu hồi giấy phép đã cấp cho phương tiện.
b) Cấp lại
Hết thời hạn của giấy phép hoặc mất giấy phép, doanh nghiệp, hợp tác xã lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới theo quy định nêu trên. Giấy phép cũ hết hạn phải nộp trả cơ quan cấp phép.
c) Thời hạn của giấy phép là 01 năm.
d) Mẫu giấy phép và sổ theo dõi hoạt động của phương tiện:
- Mẫu giấy phép vận tải đường bộ GMS quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Mẫu sổ theo dõi hoạt động của phương tiện quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
Và bãi bỏ các Phụ lục 2, Phụ lục 5, Phụ lục 6, Phụ lục 7, Phụ lục 8 và Phụ lục 9; của Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì việc bãi bỏ các quy định về cấp phép, cấp giấy phép vận tải được quy định như trên.
Bãi bỏ các quy định về cấp phép vận tải đường bộ quốc tế và cấp Giấy phép vận tải đường bộ GMS cho phương tiện từ 25/05/2022?
Bãi bỏ Mẫu ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam?
Theo quy định điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGTVT bãi bỏ cụm từ “Mẫu ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này tại khoản 2 Điều 4 như sau:
Điều 4. Quy định đối với phương tiện
"...
2. Ký hiệu phân biệt quốc gia của phương tiện: mỗi phương tiện tham gia giao thông qua lại biên giới ngoài biển số đăng ký theo quy định phải đặt sau xe (không đặt trùng với biển số) ký hiệu phân biệt quốc gia. Mẫu ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
..."
Như vậy, theo quy định trên thì việc bãi bỏ mẫu ký hiệu phân biệt quốc gia được quy định như trên.
Bãi bỏ một số điều khoản đã được sửa đổi bổ sung của Thông tư 89/2014/TT-BGTVT?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGTVT quy định bãi bỏ các điều khoản của Thông tư 89/2014/TT-BGTVT như khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều 1:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11 năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng
1. Bổ sung, sửa đổi khoản 4 Điều 4 như sau:
“4. Phương tiện của các nước thực hiện Hiệp định GMS hoạt động vận tải qua biên giới phải được thực hiện trong khoảng thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam. Nếu phương tiện không thể rời khỏi Việt Nam đúng thời gian quy định, doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng phương tiện đó phải làm đơn đề nghị gia hạn giấy phép. Giấy phép sẽ được gia hạn nếu nguyên nhân quá thời hạn là bất khả kháng hoặc các nguyên nhân hợp lý khác.”
2. Bổ sung, sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 6 như sau:
“d) Trình độ chuyên môn: người điều hành vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác; có 03 năm trở lên công tác liên tục tại đơn vị vận tải hoặc có 03 năm trở lên làm công tác quản lý vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô).”
3. Bổ sung, sửa đổi khoản 2, 3 Điều 6 như sau:
“2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS của doanh nghiệp, hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải bằng xe ô tô (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô);
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô);
d) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm liên tiếp gần nhất được cơ quan tài chính địa phương hoặc đơn vị kiểm toán xác nhận.
3. Cơ quan cấp giấy phép và quy trình cấp giấy phép
a) Cơ quan cấp giấy phép: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
b) Quy trình cấp giấy phép:
Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp 01 bộ hồ sơ cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp, nếu chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông báo ngay trong ngày làm việc cho doanh nghiệp, hợp tác xã để yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức khác, nếu không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải có văn bản gửi doanh nghiệp, hợp tác xã để yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải thực hiện việc cấp giấy phép; trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp lệ phí cấp giấy phép theo quy định của Bộ Tài chính.”
4. Bổ sung, sửa đổi Điều 7 như sau:
“1. Điều kiện đối với phương tiện được cấp giấy phép
Các phương tiện thuộc quyền sử dụng hợp pháp của các doanh nghiệp, hợp tác xã đã được cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS thì được cấp giấy phép vận tải đường bộ GMS để vận tải hành khách và hàng hóa.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép vận tải đường bộ GMS cho phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe ô tô không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải;
d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba.
3. Cơ quan cấp giấy phép và quy trình cấp giấy phép
a) Cơ quan cấp giấy phép
Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cửa khẩu biên giới thực hiện Hiệp định GMS cấp giấy phép cho phương tiện của các doanh nghiệp, hợp tác xã đóng trên địa bàn địa phương.
Doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có cửa khẩu biên giới thực hiện Hiệp định GMS có thể đề nghị cấp giấy phép cho phương tiện tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải có cửa khẩu biên giới thực hiện Hiệp định GMS.
b) Quy trình cấp giấy phép
Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép. Cơ quan cấp giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp, nếu chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép thông báo ngay trong ngày làm việc cho doanh nghiệp, hợp tác xã để yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản gửi doanh nghiệp, hợp tác xã để yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan cấp phép phải thực hiện việc cấp giấy phép; trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Thu hồi và cấp lại giấy phép vận tải đường bộ GMS cho phương tiện vận tải
a) Cơ quan cấp giấy phép vận tải đường bộ GMS được thu hồi giấy phép đã cấp nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện đúng các nội dung ghi trong giấy phép hoặc vi phạm các quy định về quản lý hoạt động vận tải;
b) Khi giấy phép vận tải đường bộ GMS hết hạn hoặc bị hư hỏng, bị mất, doanh nghiệp, hợp tác xã lập hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép vận tải đường bộ GMS theo quy định tại khoản 2 của Điều này (trường hợp bị mất giấy phép phải nêu rõ lý do). Giấy phép hết hạn, hư hỏng nộp về cơ quan cấp phép cùng với hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép vận tải đường bộ GMS.
5. Giấy phép vận tải đường bộ GMS cấp cho phương tiện có thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp.
6. Mẫu giấy phép vận tải đường bộ GMS và sổ theo dõi hoạt động của phương tiện
a) Mẫu giấy phép vận tải đường bộ GMS quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này;
b) Mẫu sổ theo dõi hoạt động của phương tiện quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.
7. Gia hạn giấy phép vận tải đường bộ GMS và thời gian lưu hành cho phương tiện của các nước thực hiện Hiệp định GMS tại Việt Nam
a) Đối tượng được gia hạn: phương tiện của các nước thực hiện Hiệp định GMS hết hạn giấy phép hoặc quá thời gian lưu hành tại Việt Nam nếu có lý do chính đáng;
b) Thẩm quyền gia hạn: Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi phương tiện gặp sự cố;
c) Hồ sơ bao gồm: Giấy phép vận tải đường bộ GMS (bản chính), sổ theo dõi hoạt động của phương tiện (bản chính); giấy đăng ký phương tiện (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu); đơn đề nghị gia hạn theo mẫu tại Phụ lục 5 của Thông tư này;
d) Quy định về xử lý hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp cho Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện gặp sự cố.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải gia hạn giấy phép vận tải đường bộ GMS cho phương tiện của các nước thực hiện Hiệp định GMS, việc gia hạn được thực hiện tại mục gia hạn trong sổ theo dõi hoạt động của phương tiện; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do ngay trong ngày nhận hồ sơ.”
...
6. Thay thế các Phụ lục 5, 7, 8, 9 của Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bằng các Phụ lục 1, 2, 3, 4 tương ứng ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Bổ sung Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Ngoài ra, bãi bỏ các Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 5 của Thông tư 89/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 29/2009/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng.
Như vậy, các quy định theo Thông tư 05/2022/TT-BGTVT sẽ bãi bỏ các quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.