Hồ sơ xin gia nhập thành viên của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Thành viên của Liên đoàn có những quyền gì?
Hồ sơ xin gia nhập thành viên của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 10 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 quy định về thể thức gia nhập Liên đoàn như sau:
Thể thức gia nhập Liên đoàn
Hồ sơ xin gia nhập thành viên của Liên đoàn:
a) Đơn xin gia nhập Liên đoàn;
b) Bảo sao điều lệ, các quy định của tổ chức xin gia nhập và quyết định cho phép thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Danh sách lãnh đạo chủ chốt đại diện cho tổ chức;
d) Văn bản cam kết tuân thủ Điều lệ của Liên đoàn, luật thi đấu, các quy định khác của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam và quốc tế;
đ) Đóng hội phí theo quy định của Liên đoàn.
2. Các tổ chức thành viên theo quy định (1 lần/năm) không báo cáo kết quả hoạt động và không đóng niên liễm sẽ bị khai trừ ra khỏi các tổ chức thành viên của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam.
Theo quy định trên, hồ sơ xin gia nhập thành viên của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam gồm những giấy tờ sau:
+ Đơn xin gia nhập Liên đoàn.
+ Bảo sao điều lệ, các quy định của tổ chức xin gia nhập và quyết định cho phép thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Danh sách lãnh đạo chủ chốt đại diện cho tổ chức.
+ Văn bản cam kết tuân thủ Điều lệ của Liên đoàn, luật thi đấu, các quy định khác của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam và quốc tế.
+ Đóng hội phí theo quy định của Liên đoàn.
Liên đoàn Điền kinh Việt Nam (Hình từ Internet)
Thành viên của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có những quyền gì?
Theo khoản 1 Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 quy định về quyền lợi của các tổ chức thành viên như sau:
Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức thành viên
1. Quyền lợi của các tổ chức thành viên:
a) Được cử đại biểu tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề trong chương trình nghị sự của Liên đoàn; đóng góp ý kiến, phê bình các cá nhân và cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn;
b) Được ưu tiên sử dụng các phương tiện tập luyện, thi đấu và những thông tin khoa học về chuyên môn và các loại dịch vụ khác của Liên đoàn;
c) Cử cán bộ, vận động viên, huấn luyện viên tham gia các hoạt động và các cuộc thi đấu do Liên đoàn tổ chức;
...
Theo đó, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có những quyền lợi được quy định tại khoản 1 Điều 11 nêu trên.
Trong đó có quyền được cử đại biểu tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề trong chương trình nghị sự của Liên đoàn.
Đồng thời đóng góp ý kiến, phê bình các cá nhân và cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn.
Nghĩa vụ của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 quy định về nghĩa vụ của các tổ chức thành viên như sau:
Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức thành viên
...
2. Nghĩa vụ của các tổ chức thành viên:
a) Chấp hành Điều lệ và các quyết định của Liên đoàn; đóng niên liễm của Liên đoàn theo quy định của Ban thường vụ;
b) Hỗ trợ và giúp đỡ các hoạt động của Liên đoàn; tổ chức thực hiện Nghị quyết và các nhiệm vụ Liên đoàn đề ra;
c) Thường xuyên củng cố, phát triển tổ chức và các cơ sở hoạt động về môn điền kinh ở địa phương và ngành mình;
d) Phát triển hội viên, tổ chức các hoạt động của hội viên tại các câu lạc bộ và tổ chức tương đương khác ở địa phương, cơ sở theo đúng Điều lệ của tổ chức và pháp luật của Nhà nước;
đ) Chấp hành các quy định Điều lệ và sự chỉ đạo của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam; hàng năm báo cáo kết quả hoạt động của tổ chức mình cho tổ chức Liên đoàn Điền kinh Việt Nam theo quy định của Ban Thường vụ.
...
Như vậy, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có những nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 11 nêu trên.
Trong đó có nghĩa vụ chấp hành Điều lệ và các quyết định của Liên đoàn; đóng niên liễm của Liên đoàn theo quy định của Ban thường vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.