Hồ sơ trình, nội dung và thời hạn thẩm định đề án vị trí việc làm của cơ quan được quy định như thế nào?
Hồ sơ trình đề án vị trí việc làm của cơ quan bao gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ trình đề án vị trí việc làm như sau:
Hồ sơ trình, nội dung và thời hạn thẩm định đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức
1. Hồ sơ trình đề án vị trí việc làm, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt đề án vị trí việc làm;
b) Đề án vị trí việc làm;
c) Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
...
Đối chiếu quy định trên, bạn cần chuẩn bị hồ sơ trình đề án vị trí việc làm, bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Văn bản đề nghị phê duyệt đề án vị trí việc làm;
- Đề án vị trí việc làm;
- Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Đề án vị trí việc làm
Nội dung đề án vị trí việc làm của cơ quan bao gồm những thông tin nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định nội dung đề án vị trí việc làm, cụ thể như sau:
Hồ sơ trình, nội dung và thời hạn thẩm định đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức
...
2. Nội dung đề án vị trí việc làm
a) Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm;
b) Thống kê và phân nhóm công việc theo chức năng, nhiệm vụ, tính chất, mức độ phức tạp của từng công việc trong cơ quan, tổ chức;
c) Xác định vị trí việc làm, gồm: Bản mô tả công việc, khung năng lực, ngạch công chức đối với từng vị trí việc làm;
d) Tổng hợp vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức;
đ) Kiến nghị, đề xuất (nếu có).
3. Nội dung thẩm định:
a) Hồ sơ trình phê duyệt đề án vị trí việc làm;
b) Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm;
c) Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức.
Theo đó, nội dung đề án vị trí việc làm của cơ quan bao gồm những thông tin:
- Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm;
- Thống kê và phân nhóm công việc theo chức năng, nhiệm vụ, tính chất, mức độ phức tạp của từng công việc trong cơ quan, tổ chức;
- Xác định vị trí việc làm, gồm: Bản mô tả công việc, khung năng lực, ngạch công chức đối với từng vị trí việc làm;
- Tổng hợp vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức;
- Kiến nghị, đề xuất (nếu có).
Đối với hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án vị trí việc làm lần đầu thì thời hạn thẩm định là bao nhiêu lâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 8 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định thời hạn thẩm định cụ thể như sau:
Hồ sơ trình, nội dung và thời hạn thẩm định đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức
...
4. Thời hạn thẩm định
Trong thời hạn 40 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị phê duyệt lần đầu), 25 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị điều chỉnh) kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định Đề án vị trí việc làm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này phải hoàn thành việc thẩm định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp cấp có thẩm quyền yêu cầu điều chỉnh hoặc không đồng ý thì cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, trong thời hạn 40 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị phê duyệt lần đầu), 25 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị điều chỉnh) kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định Đề án vị trí việc làm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này phải hoàn thành việc thẩm định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Còn trường hợp cấp có thẩm quyền yêu cầu điều chỉnh hoặc không đồng ý thì cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.