Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho cha mẹ ruột có cần giấy khai sinh của họ không? Mức giảm trừ gia cảnh là bao nhiêu?

Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho cha mẹ ruột có cần giấy khai sinh của họ không? Mức giảm trừ gia cảnh là bao nhiêu? Cha mẹ đẻ được xem là người phụ thuộc khi đáp ứng những điều kiện nào? Câu hỏi của anh Thái (Hà Nội).

Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho cha mẹ ruột có cần giấy khai sinh của họ không?

Căn cứ tiết g.3 điểm g Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 79/2022/TT-BTC và khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định như sau:

Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
g) Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
...
g.3) Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh gồm:
- Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
- Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp, giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

Đối chiếu với quy định này thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc (hồ sơ giảm trừ gia cảnh) là cha mẹ ruột không yêu cầu giấy khai sinh của họ mà chỉ yêu cầu các giấy tờ sau:

- Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.

- Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp, giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Lưu ý: Trường hợp cha mẹ ruột còn trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho cha mẹ ruột có cần giấy khai sinh của họ không?

Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho cha mẹ ruột có cần giấy khai sinh của họ không? (hình từ Internet)

Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định như sau:

Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Đối chiếu với quy định này thì mức giảm trừ gia cảnh hiện nay được xác định dựa trên thu nhập của đối tượng chịu thuế, cụ thể đối với người nộp thuế thu nhập cá nhân có thu nhập từ 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) thì mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.4,4 triệu đồng/tháng.

Cha mẹ đẻ được xem là người phụ thuộc khi đáp ứng những điều kiện nào?

Căn cứ quy định tại tiết d.3 điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định như sau:

Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
1. Giảm trừ gia cảnh
...
d) Người phụ thuộc bao gồm:
...
d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
...
đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

Như vậy, tùy thuộc cha mẹ ruột của người lao động đang trong hay ngoài độ tuổi lao động mà yêu cầu để được hưởng giảm trừ gia cảnh cũng sẽ khác nhau.

Về tuổi nghỉ hưu được quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:

Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Lưu ý: Các quy định tại bài viết này không áp dụng cho đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân là cá nhân kinh doanh.

Giảm trừ gia cảnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đăng ký giảm trừ gia cảnh cho mẹ kế được không? Nếu được thì hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh cho mẹ kế sẽ gồm những gì?
Pháp luật
Giảm trừ gia cảnh là gì? Người nộp thuế chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc khi nào?
Pháp luật
Lý do không tăng mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN cho người nộp thuế và người phụ thuộc theo Công văn 8760 thế nào?
Pháp luật
Cách tra cứu người phụ thuộc online mới nhất 2024? Được giảm trừ gia cảnh cho tối đa bao nhiêu người phụ thuộc?
Pháp luật
Những loại thu nhập không được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN 2024? Mỗi người được giảm trừ gia cảnh tối đa bao nhiêu người phụ thuộc?
Pháp luật
Tăng giảm trừ gia cảnh khi tăng lương cơ sở từ 01/07/2024 đúng không? Mức giảm trừ gia cảnh mới nhất 2024?
Pháp luật
Mẫu 07/XN-NPT-TNCN Bảng kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng thế nào theo Thông tư 80?
Pháp luật
Chồng có được đăng ký giảm trừ gia cảnh nộp thuế TNCN khi vợ không đi làm chỉ ở nhà nội trợ không?
Pháp luật
Người nước ngoài là cá nhân không cư trú thì khi tính thuế có được tính giảm trừ gia cảnh hay không?
Pháp luật
Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc năm 2024 gồm những gì? Mức giảm trừ gia cảnh mới nhất là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giảm trừ gia cảnh
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
3,443 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giảm trừ gia cảnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giảm trừ gia cảnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào