Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được xếp vào mức rủi ro cao thì bị áp dụng những biện pháp quản lý thuế nào?

Cho tôi hỏi Mức độ rủi ro đối với người nộp thuế là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được phân loại thế nào? Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được xếp vào mức rủi ro cao thì bị áp dụng những biện pháp quản lý thuế nào? Câu hỏi của anh N.V.A từ Đồng Tháp.

Mức độ rủi ro đối với người nộp thuế là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được phân loại thế nào?

Mức độ rủi ro đối với người nộp thuế là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 31/2021/TT-BTC như sau:

Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân
1. Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại theo một trong các mức sau:
a) Rủi ro cao.
b) Rủi ro trung bình.
c) Rủi ro thấp.
2. Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
3. Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân
Kết quả phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế được áp dụng các biện pháp quản lý thuế quy định tại Điều 15 Thông tư này.

Như vậy, theo quy định thì mức độ rủi ro đối với người nộp thuế là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được phân thành 3 loại như sau:

(1) Rủi ro cao.

(2) Rủi ro trung bình.

(3) Rủi ro thấp.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được xếp vào mức rủi ro cao thì bị áp dụng những biện pháp quản lý thuế nào?

Mức độ rủi ro đối với người nộp thuế là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được phân loại thế nào? (Hình từ Internet)

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được xếp vào mức rủi ro cao thì bị áp dụng những biện pháp quản lý thuế nào?

Biện pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được xếp vào mức rủi ro cao được quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 31/2021/TT-BTC như sau:

Áp dụng quản lý rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân
Căn cứ vào danh sách người nộp thuế là cá nhân phân loại theo các mức rủi ro tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp theo quy định.
1. Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
a) Rủi ro cao: Áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp sau:
a.1) Rà soát, kiểm tra, xác minh các thông tin liên quan làm cơ sở xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
a.2) Lập danh sách kiểm tra, khảo sát để xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức có liên quan.
b) Rủi ro trung bình: Lựa chọn ngẫu nhiên đưa vào danh sách khảo sát doanh thu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; tiếp tục thực hiện phân loại rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo;
c) Rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
2. Đối với cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (không bao gồm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh)
a) Rủi ro cao: Lựa chọn vào danh sách kiểm tra, xác minh thực tế và tổ chức thực hiện kiểm tra, xác minh theo quy định hiện hành;
b) Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
...

Như vậy, theo quy định, trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được xếp vào mức rủi ro cao thì áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp sau đây:

1) Rà soát, kiểm tra, xác minh các thông tin liên quan làm cơ sở xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;

(2) Lập danh sách kiểm tra, khảo sát để xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức có liên quan.

Biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế gồm những biện pháp nào?

Biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 31/2021/TT-BTC như sau:

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
1. Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung sau:
a) Chất lượng tổ chức thực hiện các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro;
b) Hiệu lực, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế;
c) Việc tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện quyết định kiểm tra, thanh tra hoặc các biện pháp nghiệp vụ khác trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro;
d) Đánh giá hiệu quả của các tiêu chí, chỉ số đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế.
2. Biện pháp kiểm tra, đánh giá
a) Tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo của cơ quan thuế các cấp, các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế trong việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro;
b) Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế;
c) Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện và áp dụng quản lý rủi ro tại cơ quan thuế các cấp.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phân cấp trách nhiệm cho các đơn vị quản lý rủi ro kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc đánh giá được thực hiện thường xuyên; Báo cáo định kỳ (6 tháng và hàng năm) và theo các yêu cầu nghiệp vụ phát sinh cụ thể.

Như vậy, theo quy định, các biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm:

(1) Tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo của cơ quan thuế các cấp, các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế trong việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro;

(2) Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế;

(3) Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện và áp dụng quản lý rủi ro tại cơ quan thuế các cấp.

Quản lý thuế TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
TAX là gì? 05 nguyên tắc phải tuân thủ trong hoạt động quản lý thuế? Thông tin người nộp thuế bắt buộc phải được giữ bảo mật?
Pháp luật
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mạnh tay quản lý thuế trong thương mại điện tử? Kinh doanh thương mại điện tử đạt doanh thu bao nhiêu thì phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN?
Pháp luật
Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với hoạt động nào? Dựa vào đâu phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế?
Pháp luật
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là gì? Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện theo trình tự nào?
Pháp luật
Mẫu thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận tạm ngừng hoạt động, kinh doanh của người nộp thuế?
Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu danh sách doanh nghiệp rủi ro cao về thuế mới nhất 2024? 2 cách tra cứu danh sách doanh nghiệp rủi ro cao về thuế ra sao?
Pháp luật
Trong việc quản lý thuế thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
08 hành vi nghiêm cấm trong quản lý thuế là gì? Hành vi không xuất hóa đơn thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Nghị quyết 107/2023/QH15 áp thuế tối thiểu toàn cầu từ 1/1/2024? Xác định thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn tại Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quản lý thuế
1,760 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quản lý thuế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quản lý thuế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào