Hộ gia đình đầu tư cây ăn quả lâu năm được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bao nhiêu tiền?

Tôi có thắc mắc như sau: Hộ gia đình đầu tư cây ăn quả lâu năm được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bao nhiêu tiền? Mong được giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn. Câu hỏi của bác N (Tiền Giang).

Hộ gia đình đầu tư cây ăn quả lâu năm được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bao nhiêu tiền?

Hộ gia đình đầu tư cây ăn quả lâu năm được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa được quy định tại Điều 9 Nghị định 55/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 116/2018/NĐ-CP như sau:

Cơ chế bảo đảm tiền vay
1. Tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm theo các mức như sau:
a) Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trừ trường hợp nêu tại điểm c khoản 2 Điều này)
b) Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn;
c) Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm;
d) Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh;
đ) Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp;
...

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hộ gia đình đầu tư cây ăn quả lâu năm được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa là 200 triệu đồng.

Hộ gia đình đầu tư cây ăn quả lâu năm được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bao nhiêu tiền?

Hộ gia đình đầu tư cây ăn quả lâu năm được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)

Hộ gia đình đầu tư cây ăn quả lâu năm khi vay vốn của tổ chức tín dụng mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sao?

Tại Điều 9 Nghị định 55/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế đảm bảo tiền vay như sau:

Cơ chế bảo đảm tiền vay
...
3. Các đối tượng khách hàng được vay không có tài sản bảo đảm quy định tại Khoản 2 Điều này phải nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Khách hàng chỉ được sử dụng giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp để vay vốn tại một tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm theo quy định tại Nghị định này.
...

Như vậy, hộ gia đình đầu tư cây ăn quả lâu năm khi vay vốn của tổ chức tín dụng mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể thay thế bằng giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

Tuy nhiên cần lưu ý, khách hàng chỉ được sử dụng giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp để vay vốn tại một tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm theo quy định tại Nghị định này.

Tổ chức tín dụng và hộ gia đình đầu tư cây ăn quả lâu năm căn cứ vào nội dung nào để thỏa thuận thời hạn cho vay, thời hạn duy trì hạn mức tín dụng?

Nội dung để tổ chức tín dụng và hộ gia đình đầu tư cây ăn quả lâu năm căn cứ thỏa thuận thời hạn cho vay, thời hạn duy trì hạn mức tín dụng được quy định tại Điều 11 Nghị định 55/2015/NĐ-CP như sau:

Thời hạn cho vay
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận thời hạn cho vay, thời hạn duy trì hạn mức tín dụng đối với khách hàng.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn trả nợ gốc và lãi đối với các khoản cho vay lưu vụ theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 của Nghị định này.
Đối với các loại cây trồng lâu năm, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời gian ân hạn gốc và lãi phù hợp với giai đoạn kiến thiết của cây trồng lâu năm.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tổ chức tín dụng và hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm căn cứ vào nội dung sau đây để thỏa thuận thời hạn cho vay, thời hạn duy trì hạn mức tín dụng:

- Chu kỳ sản xuất kinh doanh;

- Thời hạn thu hồi vốn của dự án;

- Phương án sản xuất kinh doanh;

- Khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

642 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào