Hộ gia đình đã cam kết bảo vệ môi trường không thực hiện cam kết thì có thể xử phạt vi phạm hay không?

Hộ gia đình đã cam kết bảo vệ môi trường không thực hiện cam kết thì có thể xử phạt vi phạm hay không? Cụ thể xã của chị có một cơ sở sản xuất tàu hủ, sử dụng vỏ xe để làm chất đốt trong việc sản xuất, bị các hộ dân xung quanh phản ánh gây mùi hôi ô nhiễm môi trường gửi đơn đến UBND xã, UBND xã có đến kiểm tra cơ sở thì thấy cơ sở hoạt động với quy mô khoảng 15kg đậu/ngày, tương đương 500 miếng tàu hủ, có sử dụng vỏ xe để làm chất đốt. UBND xã yêu cầu cơ sở không được sử dụng vỏ xe nữa, cơ sở cam kết nhưng vẫn lén chụm, người dân tiếp tục phản ánh. Hiện cơ sở chưa có giấy phép môi trường và giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Vậy có thể xử lý hộ gia đình này không? Đây là câu hỏi của chị V.P đến từ Kiên Giang.

Hộ gia đình đã cam kết bảo vệ môi trường không thực hiện cam kết thì có thể xử phạt vi phạm hay không?

Trường hợp này đối với hành vi gây ô nhiễm không khí thì tuỳ vào mức độ sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.

Tuy nhiên, để có thể xử lý hộ gia đình này theo quy định trên thì phải xác định được các thông số nguy hại môi trường không khí do việc sử dụng vỏ xe để làm chất đốt gây nên. Nếu thông số nguy hại này vượt mức quy chuẩn kỹ thuật thì sẽ bị xử phạt.

Còn nếu thông số nguy hại dưới mức quy chuẩn kỹ thuật hoặc không đủ thiết bị, kỹ thuật để xác định thông số nguy hại thì không có căn cứ để xử lý đối với hộ gia đình này.

Còn về giấy phép môi trường thì phải xác định được hộ gia đình rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 bằng việc xác định các tiêu chí, các thông số phác thải ra môi trường thì mới biết hộ gia đình có cần phải xin giấy phép môi trường hay không. Từ đó mới xác định được là có xử phạt đối với hành vi không có giấy phép môi trường ạ.

Còn về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Với thông tin chị cung cấp thì trường hợp của hộ gia đình này thực hiện sản xuất chỉ mới dừng lại ở quy mô hộ gia đình.

Nên theo khoản 10 Điều 3, điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và khoản 1 Công văn 3109/BCT-KHCN năm 2018 thì quy mô sản xuất thực phẩm trong trường hợp này chỉ dừng ở quy mô nhỏ lẻ nên thuộc đối tượng không cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Vì thế cũng chưa thể xem xét xử phạt đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường (Hình từ Internet)

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ gia đình gây ô nhiễm môi trường không khí là bao lâu?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ gia đình gây ô nhiễm môi trường không khí được quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
...

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ gia đình gây ô nhiễm môi trường không khí là 02 năm.

Việc bảo vệ môi trường được thực hiện theo những nguyên tắc nào?

Việc bảo vệ môi trường được thực hiện theo những nguyên tắc thực hiện theo Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.

- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,347 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào