Hình thức tuyên truyền về trưng cầu ý dân được quy định ra sao? Cơ quan nào có thẩm quyền chủ trì công tác tuyên truyền vè trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước?
Mục đích của việc trưng cầu ý dân được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Trưng cầu ý dân 2015 quy định như sau:
Mục đích, nguyên tắc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân
1. Việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, đúng đắn về vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân để cử tri hiểu rõ ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân, nội dung trưng cầu ý dân; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân; động viên, khuyến khích cử tri tham gia tích cực vào việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
2. Việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, khoa học, đúng pháp luật, thuận lợi cho cử tri và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Đối chiếu quy định trên, việc tuyên truyền về trưng cầu ý dân nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, đúng đắn về vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân để cử tri hiểu rõ ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân, nội dung trưng cầu ý dân.
Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân; động viên, khuyến khích cử tri tham gia tích cực vào việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
Tuyên truyền về trưng cầu ý dân (Hình từ Internet)
Tuyên truyền về trưng cầu ý dân bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 32 Luật Trưng cầu ý dân 2015 quy định nội dung thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân như sau:
Nội dung thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân
1. Sự cần thiết của việc trưng cầu ý dân; mục đích, quan điểm trưng cầu ý dân.
2. Nội dung trưng cầu ý dân; các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân.
3. Đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề trưng cầu ý dân.
4. Thời gian tổ chức trưng cầu ý dân.
5. Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân.
Theo đó, nội dung tuyên truyền về trưng cầu ý dân gồm những nội dung sau đây:
- Sự cần thiết của việc trưng cầu ý dân; mục đích, quan điểm trưng cầu ý dân.
- Nội dung trưng cầu ý dân; các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân.
- Đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề trưng cầu ý dân.
-Thời gian tổ chức trưng cầu ý dân.
- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân.
Hình thức tuyên truyền về trưng cầu ý dân được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 33 Luật Trưng cầu ý dân 2015 quy định như sau:
Hình thức thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân
1. Phát hành các ấn phẩm, tài liệu chính thức của Ủy ban thường vụ Quốc hội về vấn đề được trưng cầu ý dân.
2. Tổ chức thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
3. Thông qua hội nghị cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức.
4. Các hình thức khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Như vậy, hình thức tuyên truyền về trưng cầu ý dân bao gồm:
- Phát hành các ấn phẩm, tài liệu chính thức của Ủy ban thường vụ Quốc hội về vấn đề được trưng cầu ý dân.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
- Thông qua hội nghị cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức.
- Các hình thức khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Cơ quan nào có thẩm quyền chủ trì công tác tuyên truyền về trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Trưng cầu ý dân 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì, phối hợp với Chính phủ chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở địa phương.
2. Các cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương có trách nhiệm tuyên truyền về trưng cầu ý dân, thông tin về tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện cho công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương mình.
Như vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì, phối hợp với Chính phủ chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.