Hiệp hội Doanh nghiệp cọc bê tông phía Nam hoạt động theo nguyên tắc nào? Quyền của Hiệp hội được quy định thế nào?
Hiệp hội Doanh nghiệp cọc bê tông phía Nam hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ Hiệp hội Doanh nghiệp cọc bê tông phía Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 01/QĐ-BNV năm 2012 quy định về phạm vi hoạt động như sau:
Phạm vi hoạt động
1. Hiệp hội Doanh nghiệp cọc bê tông phía Nam hoạt động trong phạm vi từ tỉnh Quảng Trị đến tỉnh Cà Mau, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tự trang trải về tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hiệp hội.
2. Hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, sản xuất, cung cấp và thi công cọc bê tông đúc sẵn các loại bằng công nghệ mới hiện đại, theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan về lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.
Theo quy định trên, Hiệp hội Doanh nghiệp cọc bê tông phía Nam hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tự trang trải về tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hiệp hội.
Hiệp hội Doanh nghiệp cọc bê tông phía Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hiệp hội Doanh nghiệp cọc bê tông phía Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Hiệp hội Doanh nghiệp cọc bê tông phía Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 01/QĐ-BNV năm 2012 về nhiệm vụ của Hiệp hội như sau:
Nhiệm vụ của Hiệp hội
1. Phối hợp hoạt động của các đơn vị và hội viên của Hiệp hội, đoàn kết tương thân tương ái, cùng nhau phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, công nghệ sản xuất, đạo đức nghề nghiệp để xây dựng ngành sản xuất và kinh doanh cọc bê tông Việt Nam không ngừng lớn mạnh, góp phần đẩy mạnh nhanh tiến trình phát triển ngành xây dựng Việt Nam.
2. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện, giám định xã hội và giám định kỹ thuật đối với các chính sách, chương trình phát triển và những vấn đề kỹ thuật thuộc lĩnh vực cọc bê tông, vật liệu và kết cấu cọc bê tông khi được tổ chức, cá nhân yêu cầu; tư vấn kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo, thi công, mua bán và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực cọc bê tông theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án nghiên cứu phát triển, biên soạn tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, tổng kết đánh giá tiến bộ kỹ thuật về vật liệu và công nghệ cọc bê tông theo quy định của pháp luật.
4. Truyền bá thông tin khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực cọc bê tông thông qua các hội thảo trong nước và quốc tế tọa đàm các chuyên đề và ấn phẩm thông tin khoa học công nghệ theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ khoa học công nghệ và trình độ chuyên môn về cọc bê tông cho các cán bộ kỹ thuật của Hiệp hội.
6. Tổ chức sinh hoạt nghề nghiệp giữa các đơn vị thành viên của Hiệp hội nhằm trao đổi kinh nghiệm và tìm giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ chuyên môn và đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cán bộ.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực cọc bê tông và mọi hoạt động khoa học công nghệ phục vụ phát triển ngành sản xuất và kinh doanh cọc bê tông ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.
8. Làm cầu nối trong mối quan hệ giữa các hội viên với các cơ quan nhà nước, các cơ quan hữu quan khác nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan về hoạt động sản xuất kinh doanh trong Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.
10. Xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ cho việc phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của Hiệp hội; phát triển hội viên, và thiết lập quan hệ với các hội nghề nghiệp trong nước, để Hiệp hội ngày càng phát triển và vững mạnh.
Theo đó, Hiệp hội Doanh nghiệp cọc bê tông phía Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Quyền của Hiệp hội Doanh nghiệp cọc bê tông phía Nam được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ Hiệp hội Doanh nghiệp cọc bê tông phía Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 01/QĐ-BNV năm 2012 về quyền của Hiệp hội như sau:
Quyền của Hiệp hội
1. Tuyên truyền mục đích của Hiệp hội và tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt.
2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hiệp hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội và theo quy định của pháp luật.
3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của Hiệp hội.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
6. Tham gia các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức ở trong nước có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.
7. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hiệp hội và lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.
8. Được các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin về các chủ trương chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật liên quan đến sản xuất kinh doanh và hoạt động ngành nghề của Hiệp hội.
9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.
10. Được gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu phí hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động của Hiệp hội.
11. Được thành lập pháp nhân thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu hoạt động và sự phát triển của Hiệp hội.
12. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hiệp hội Doanh nghiệp cọc bê tông phía Nam có những quyền được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.