Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào có tư cách pháp nhân không? Quyền hạn của Hiệp hội là gì?
Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào có tư cách pháp nhân không?
Theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào phê duyệt kèm theo Quyết định 282/QĐ-BNV năm 2012 về phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý như sau:
Phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
1. Hiệp hội có phạm vi hoạt động toàn quốc, có tư cách pháp nhân, có biểu tượng riêng, có con dấu, tự chủ về tài chính và được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước, theo quy định của pháp luật.
2. Hiệp hội đặt trụ sở chính tại Hà Nội. Tuỳ theo nhu cầu hoạt động, Hiệp hội được thành lập thêm văn phòng đại diện ở một số địa phương trong nước và tại Lào theo quy định của pháp luật Việt Nam và Lào.
Theo quy định trên, Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào có tư cách pháp nhân, có biểu tượng riêng, có con dấu, tự chủ về tài chính và được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước, theo quy định của pháp luật.
Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 5 Điều lệ Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào phê duyệt kèm theo Quyết định 282/QĐ-BNV năm 2012 quy định về nhiệm vụ của Hiệp hội như sau:
Nhiệm vụ của Hiệp hội
1. Tham gia đóng góp ý kiến về việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư sang Lào khi được các cơ quan nhà nước yêu cầu. Làm đầu mối liên kết và báo cáo định kỳ với Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Lào về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Lào của các doanh nghiệp có liên quan theo quy định của luật pháp hai nước Việt Nam và Lào.
2. Hỗ trợ hội viên thông qua hình thức:
a) Tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Việt Nam và Lào liên quan đến quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước;
b) Thu thập và cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội, các cơ hội hợp tác, lĩnh vực, các dự án đầu tư tiềm năng tại Lào;
c) Giới thiệu đơn vị có đủ năng lực tài chính và kinh nghiệm triển khai dự án với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan của hai nước Việt Nam và Lào để tìm kiếm các cơ hội đầu tư sang Lào;
d) Làm cầu nối trong quan hệ giữa hội viên với các Bộ, ngành, đối tác tại Lào theo quy định của pháp luật Việt Nam và Lào;
đ) Tổ chức tư vấn, cung cấp thông tin cho hội viên trong quan hệ hợp tác đầu tư với các đối tác Lào, phù hợp với pháp luật hai nước và thông lệ quốc tế.
3. Tập hợp các đề xuất, kiến nghị của các hội viên Hiệp hội lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính, cơ chế chính sách... nhằm tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động hợp tác đầu tư sang Lào theo quy định của pháp luật hai nước Việt Nam và Lào.
4. Tổ chức các diễn đàn, hội nghị xúc tiến đầu tư, các đoàn công tác khảo sát nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư của hội viên vào Lào theo quy định của pháp luật Việt Nam và Lào.
5. Thực hiện các quan hệ hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam, Lào và thông lệ quốc tế.
6. Thực hiện các hoạt động dịch vụ để tạo nguồn thu cho hoạt động thường xuyên của Hiệp hội theo quy định của pháp luật hai nước Việt Nam, Lào và Điều lệ Hiệp hội.
Theo đó, Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Quyền hạn của Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào là gì?
Theo Điều 6 Điều lệ Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào phê duyệt kèm theo Quyết định 282/QĐ-BNV năm 2012 quy định về quyền hạn của Hiệp hội như sau:
Quyền hạn của Hiệp hội
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích, các hoạt động của Hiệp hội và vận động xây dựng phát triển Hiệp hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hiệp hội và hội viên ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hai nước Việt Nam, Lào và thông lệ quốc tế.
4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển của Hiệp hội và các lĩnh vực Hiệp hội hoạt động theo quy định của pháp luật.
5. Tự chủ về tài chính trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu hợp pháp để tự trang trải về chi phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
6. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
7. Thành lập, giải thể các tổ chức trực thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào có những quyền hạn được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.