Hiện nay thuê người giúp việc gia đình có phải ký kết hợp đồng lao động không? Việc chi trả tiền khám sức khỏe cho người giúp việc gia đình được pháp luật quy định ra sao?
Hiện nay thuê người giúp việc gia đình có phải ký kết hợp đồng lao động không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Như vậy, theo quy định trên khi có nhu cầu sử dụng người giúp việc gia đình thì người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động đó.
Trường hợp của bạn: Hiện tại bạn đang mang bầu và sắp đến tháng sinh, chồng lại thường xuyên đi công tác xa và bố mẹ 2 bên cũng ở xa nên nếu bạn có nhu cầu cần thuê người giúp việc gia đình thì bạn sẽ phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động đó.
Nội dung của hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 thì nội dung hợp đồng với lao động là người giúp việc gia đình bao gồm:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Người giúp việc gia đình
Về việc chi trả tiền khám sức khỏe cho người giúp việc gia đình được pháp luật quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Điều 68 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
...
Điều 68. An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng, các biện pháp phòng, chống cháy, nổ trong gia đình có liên quan đến công việc của lao động là người giúp việc gia đình; thực hiện các chế độ có liên quan đến bảo đảm an toàn và chăm sóc sức khỏe của lao động là người giúp việc gia đình.
2. Lao động là người giúp việc gia đình có trách nhiệm chấp hành đúng hướng dẫn sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng và phòng, chống cháy, nổ.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động được áp dụng đối với lao động là người giúp việc gia đình.
Theo quy định trên thì hằng năm, bạn sẽ phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động và thực hiện các chế độ có liên quan đến bảo đảm an toàn và chăm sóc sức khỏe của lao động là người giúp việc gia đình và chi phí khám sức khỏe sẽ do bạn chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.