Hiện nay, hiếp dâm người đồng tính thì có thể bị truy cứu và xử lý trách nhiệm hình sự hay không?

Hiện nay, tình trạng người đồng tính bị xâm hại tình dục rất nhiều, cụ thể là hiếp dâm. Tôi muốn hỏi pháp luật có thể xử lý trách nhiệm hình sự đối với hành vi hiếp dâm người đồng tính hay không? Và tình trạng những người đồng tính mua bán dâm cũng dần phổ biến vậy có xử phạt đối với tình trạng này được hay không?

Người đồng tính mua, bán dâm có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm 2003 quy định như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
2. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.
3. Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm."

Đồng thời tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP định nghĩa giao cấu là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.

Từ những quy định trên có thể thấy người đồng tính mua bán dâm mặc dù có nhận và trả tiền hoặc một lợi ích vật chất khác nhưng không thể xem là hành vi mại dâm được, bởi vì theo quy định hiện hành họ không thực hiện hành vi giao cấu theo quy định pháp luật.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, chưa có đủ căn cứ để xử phạt người đồng tính thực hiện hành vi mua dâm hay bán dâm được.

Hiện nay, hiếp dâm người đồng tính thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Hiện nay, hiếp dâm người đồng tính thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? (Hình từ Internet)

Môi giới mại dâm đối với người đồng tính có bị xử lý trách nhiệm hình sự hay không?

Theo Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội môi giới mại dâm như sau:

"Điều 328. Tội môi giới mại dâm
1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."

Bởi vì không thể cấu thành hành vi mua dâm, bán dâm đối với người đồng tính và cũng không thể xử phạt hành vi này nên việc môi giới mại dâm đồng tính, cũng không thể xử lý trách nhiệm hình sự.

Hiếp dâm người đồng tính thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

"Điều 141. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
..."

Đồng thời tại Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP giải thích một số tình tiết như sau:

"Điều 3. Về một số tình tiết định tội
1. Giao cấu quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.
Giao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập.
2. Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;
b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác."

Từ đó, có thể thấy đối với hiếp dâm người đồng tính có thể hiểu được cấu thành bởi: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác và trái với ý muốn của nạn nhân, cụ thể như sau:

- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác.

Trong đó, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác được quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP như sau:

+ Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng người bị hại lâm vào một trong những hoàn cảnh sau đây để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác:

++ Người bị hại không thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị tai nạn, bị ngất, bị trói, bị khuyết tật... dẫn đến không thể chống cự được);

++ Người bị hại bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi (ví dụ: người bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy, thuốc an thần, thuốc kích thích, các chất kích thích khác, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác... dẫn đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi).

+ Thủ đoạn khác bao gồm các thủ đoạn như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

- Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác có thể hiểu như sau:

Đây là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:

+ Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;

+ Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác."

- Trái với ý muốn của nạn nhân.

Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP giải thích như sau: trái với ý muốn của nạn nhân là người bị hại không đồng ý, phó mặc hoặc không có khả năng biểu lộ ý chí của mình đối với hành vi quan hệ tình dục cố ý của người phạm tội.

Như vậy, hiện nay pháp luật hoàn toàn có thể bảo vệ người đồng tính trước hành vi xâm hại tình dục và xử lý trách nhiệm hình sự đối với những ai có hành vi hiếp dâm người đồng tính.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

8,342 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào