Hệ thống bảo vệ chống sét là gì? Quy định chung đối với Hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài như thế nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau hệ thống bảo vệ chống sét là gì? Quy định chung đối với Hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài và bên trong như thế nào? Câu hỏi của anh B.K.Q đến từ Thái Bình.

Hệ thống bảo vệ chống sét - LPS là gì?

Theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9888-3:2013 (IEC 62305-3:2010) về Bảo vệ chống sét - Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng thì:

Hệ thống bảo vệ chống sét (lightning protection system) - LPS là

Hệ thống hoàn chỉnh được sử dụng để giảm thiệt hại vật chất do sét đánh vào kết cấu.

Hệ thống bảo vệ chống sét bao gồm hệ thống bảo vệ chống sét bên trong và bên ngoài.

Trong đó,

Hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài (external lightning protection system) là phần của LPS gồm hệ thống đầu thu sét, hệ thống dẫn sét và hệ thống đầu tiếp đất.

Hệ thống bảo vệ chống sét bên trong (internal lightning protection system) là phần của LPS bao gồm liên kết đẳng thế chống sét và/hoặc cách điện của LPS bên ngoài.

Ngoài ra, hệ thống đầu thu sét (air-termination system) là bộ phận của LPS bên ngoài gồm liên kết đẳng thế chống sét và/hoặc cách điện của hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài.

Hệ thống dẫn sét (down-conductor system) là bộ phận của LPS bên ngoài sử dụng các phần tử kim loại như các thanh kim loại, lưới kim loại hoặc dây chống sét để thu sét.

Hệ thống bảo vệ chống sét - LPS là gì?

Hệ thống bảo vệ chống sét - LPS là gì? (Hình từ Internet)

Quy định chung đối với hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài như thế nào?

Quy định chung đối với Hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9888-3:2013 (IEC 62305-3:2010) về Bảo vệ chống sét - Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng, cụ thể:

Về ứng dụng của LPS bên ngoài

LPS bên ngoài được thiết kế để thu sét đánh trực tiếp tới kết cấu, kể cả sét đánh đến mặt kết cấu, và dẫn dòng điện sét từ điểm sét đánh xuống đất.

LPS bên ngoài cũng được thiết kế để phân tán dòng điện sét vào đất mà không gây ra hư hại về nhiệt và cơ, hoặc tia lửa điện nguy hiểm có thể kích hoạt cháy hoặc nổ.

Về chọn LPS bên ngoài

Trong hầu hết các trường hợp, LPS bên ngoài có thể được gắn với kết cấu cần bảo vệ.

LPS bên ngoài được cách ly cần được xem xét khi hiệu ứng nhiệt và nổ tại điểm sét đánh hoặc trên các đường dây mang dòng điện sét có thể gây hư hại cho kết cấu hoặc các phần bên trong (xem Phụ lục E).

Ví dụ điển hình là các kết cấu có lớp phủ dễ cháy, các kết cấu có tường dễ cháy và khu vực có rủi ro nổ và cháy.

CHÚ THÍCH: Sử dụng LPS cách ly có thể thích hợp trong trường hợp dự đoán là những thay đổi trong kết cấu, các phần bên trong hoặc sử dụng sẽ đòi hỏi phải sửa đổi LPS.

LPS cách ly bên ngoài cũng có thể được xem xét khi độ nhạy của các phần bên trong kết cấu đảm bảo sự giảm trường điện từ bức xạ kết hợp với xung dòng điện sét trong dây dẫn sét.

Về sử dụng các thành phần cơ bản

Các thành phần cơ bản bằng vật liệu dẫn, mà sẽ luôn duy trì bên trong/bên trên kết cấu và không bị thay đổi (ví dụ cốt thép nối liên kết, khung kim loại của kết cấu, v.v...) có thể được sử dụng làm các bộ phận của LPS.

Các thành phần cơ bản khác chỉ có thể được xét đến như phần bổ sung cho LPS.

CHÚ THÍCH: Xem Phụ lục E để có thông tin thêm.

Ngoài ra, quy định chung đối với hệ thống đầu thu sét như sau:

Xác suất để dòng điện sét thâm nhập vào kết cấu được giảm đáng kể khi có hệ thống thu sét được thiết kế đúng.

Hệ thống thu sét có thể gồm kết hợp bất kỳ của các thành phần sau:

- Thanh (kể cả các cột đứng riêng rẽ);

- Dây kim loại;

- Dây dẫn dạng lưới.

Để phù hợp với tiêu chuẩn này, tất cả các kiểu hệ thống đầu thu sét phải được bố trí theo 5.2.2, 5.2.3 và Phụ lục A.

Tất cả các kiểu đầu thu sét phải phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn này.

Đối với tất cả các kiểu đầu thu sét, chỉ được sử dụng các kích thước vật lý thực của hệ thống đầu thu sét bằng kim loại để xác định không gian cần bảo vệ.

Các thanh thu sét riêng rẽ cần được nối với nhau ở mức mái để đảm bảo sự chia dòng.

Không cho phép các đầu thu sét phóng xạ.

Quy định chung đối với hệ thống bảo vệ chống sét bên trong là gì?

Quy định chung đối với hệ thống bảo vệ chống sét bên trong được quy định tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9888-3:2013 (IEC 62305-3:2010) về Bảo vệ chống sét - Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng, cụ thể:

LPS bên trong phải ngăn không để xảy ra phóng tia lửa điện nguy hiểm trong phạm vi kết cấu cần bảo vệ do dòng điện sét chạy trong LPS bên ngoài hoặc trong các phần dẫn khác của kết cấu.

Phóng tia lửa điện nguy hiểm có thể xuất hiện giữa các LPS và các linh kiện khác như:

- Hệ thống lắp đặt kim loại;

- Hệ thống bên trong;

- Phần dẫn và các đường dây bên ngoài nối với kết cấu.

CHÚ THÍCH 1: Việc phát tia lửa điện trong kết cấu có nguy hiểm nổ luôn nguy hiểm. Trong trường hợp này đòi hỏi có các biện pháp bảo vệ bổ sung, tuy nhiên các biện pháp này đang được xem xét (xem Phụ lục D).

CHÚ THÍCH 2: Để bảo vệ chống quá điện áp các hệ thống bên trong, xem TCVN 9888-4 (IEC 62305-4).

Có thể tránh phóng tia lửa điện nguy hiểm giữa các phần khác nhau bằng

- Liên kết đẳng thế theo 6.2, hoặc

- Cách điện giữa các phần theo 6.3.

Bảo vệ chống sét
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50003:2023 ISO 50003:2021 về nguyên tắc năng lượng của hệ thống quản lý năng lượng ra sao?
Pháp luật
TCVN ISO TS 17033:2023 về Công bố về khía cạnh đạo đức và thông tin hỗ trợ – Nguyên tắc và yêu cầu thế nào?
Pháp luật
Cầu phao công binh là gì? Quy định về việc qua cầu phao? Thứ tự ưu tiên qua cầu phao quy định ra sao?
Pháp luật
Công trình đê điều sẽ gồm những loại công trình nào? Tài liệu khảo sát địa hình công trình đê điều có tính kế thừa như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-1:2022 về quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi là giống gia cầm thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-26:2023 về chẩn đoán lâm sàng bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV ở cá thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-27:2023 về đặc điểm dịch tễ bệnh do vi rút Tilapia lake ở cá rô phi ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-29:2023 về giám sát ống kính VFD trong hệ thống báo cháy như thế nào?
Pháp luật
Thời gian chiếu sáng liên tục tối thiểu của đèn mỏ là mấy giờ? Ắc qui dùng cho đèn mỏ là loại ắc qui nào?
Pháp luật
TCVN 7161-1:2022 quy định thiết kế hệ thống cung cấp khí chữa cháy thế nào? Đặc tính kỹ thuật của thiết kế hệ thống khí chữa cháy ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ chống sét
1,302 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ chống sét Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ chống sét Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào