Hạt mù tạt được lấy từ các loại cây nào? Hạt mù tạt được yêu cầu về chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia thế nào?
Hạt mù tạt được lấy từ các loại cây nào?
Hạt mù tạt là hạt tròn nhỏ của nhiều loại cây khác nhau. Hạt thường có đường kính khoảng 1 đến 2 mm và có thể có màu từ trắng vàng đến đen. Chúng là một loại gia vị quan trọng trong thực phẩm của nhiều vùng.
Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11450:2016 (ISO 1237:1981) thì hạt mù tạt là hạt sạch khô của một hoặc nhiều loài thực vật sau:
- Sinapis alba Linnaeus (mù tạt trắng, mù tạt vàng);
- Brassica nigra (Linnaeus) W.D.J Koch (mù tạt đen);
- Brassica juncea (Linnaeus) Czernajew and Cosson in Czernajew (cải bẹ xanh, cải cay).
Hạt mù tạt được lấy từ các loại cây nào? (Hình từ Internet)
Hạt mù tạt được yêu cầu về chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia thế nào?
Căn cứ theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11450:2016 (ISO 1237:1981) có yêu cầu đối với hạt mù tạt như sau:
(1) Mùi và hương
Hạt khi xay và khi được làm ẩm phải có mùi và hương của hạt tươi mới, hăng và không có mùi ôi, mốc.
(2) Nấm mốc, côn trùng v.v...
Hạt không được có côn trùng sống, mọt, nấm mốc và hầu như không có xác côn trùng, mảnh xác của côn trùng và chất nhiễm bẩn của động vật gặm nhấm có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc dùng kính phóng đại khi cần đối với trường hợp đặc biệt. Nếu độ phóng đại vượt quá 10 lần thì phải nêu trong báo cáo thử nghiệm.
(3) Tạp chất lạ, hạt nhăn và hạt bị hỏng
Hạt phải nguyên vẹn, chín và không chứa nhiều hơn 0,7 % (khối lượng) tạp chất lạ hoặc các phần của lá, được xác định theo phương pháp quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4891:2013 (ISO 927 : 2009) về gia vị - Xác định hàm lượng tạp chất và tạp chất ngoại lai.
Các tạp chất dạng hạt bao gồm cả hạt mù tạt dại (Sinapis arvensis Linnaeus), hạt cải dầu (Brassica napus Linnaeus) và các loài Melilotus. Tỷ lệ các hạt mù tạt bị hỏng và nhăn không được vượt quá 2 % (khối lượng).
(4) Yêu cầu hóa học
Giới hạn đối với các độc tố được quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4832:2015 (CODEX STAN 193-1995, soát xét 2009, sửa đổi 2015) về Tiêu chuẩn chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
Hạt mù tạt phải đáp ứng các mức yêu cầu nêu trong Bảng 1.
Bao gói và ghi nhãn cho sản phẩm hạt mù tạt thế nào?
Tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11450:2016 (ISO 1237:1981) hướng dẫn bao gói và ghi nhãn cho sản phẩm hạt mù tạt như sau:
- Đối với việc bao gói: Hạt mù tạt phải được đóng trong các túi sạch, hợp vệ sinh, được làm từ vật liệu không làm ảnh hưởng đến hạt và tránh hút ẩm.
- Đối với việc ghi nhãn: Các nội dung cụ thể sau đây phải được ghi nhãn và dán nhãn trên mỗi bao gói:
+ Tên sản phẩm (tên khoa học) và tên thương mại hoặc tên nhãn hiệu, nếu có;
+ Tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc đóng gói;
+ Số lô hàng hoặc số mã;
+ Khối lượng tịnh;
+ Hạng sản phẩm (nếu phân hạng);
+ Nơi sản xuất;
+ Năm thu hoạch, nếu biết;
+ Ngày đóng gói;
+ Mọi yêu cầu ghi nhãn khác của bên mua.
Việc xác định hao hụt khối lượng đối với hạt mù tạt ở nhiệt độ 130 độ C được thực hiện thế nào?
Việc xác định hao hụt khối lượng đối với hạt mù tạt ở nhiệt độ 130 độ C thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11450:2016 (ISO 1237:1981) như sau:
(1) Thiết bị, dụng cụ gồm:
- Đĩa, bằng kim loại chống ăn mòn, có nắp đậy kín phù hợp.
- Tủ sấy nhiệt độ không đổi, kiểm soát được nhiệt độ ở 103 °C ± 2 °C.
- Bình hút ẩm, có chất hút ẩm hiệu quả.
- Cân phân tích.
(2) Cách tiến hành
- Phần mẫu thử
Cân khoảng 2 g mẫu thử, chính xác đến 0,001 g, cho vào đĩa đã được cân bì
- Xác định
Gia nhiệt đĩa cùng với mẫu và nắp để bên cạnh trong tủ sấy ở 103 ± 2 °C trong 3 h. Đậy nắp và làm nguội trong bình hút ẩm và cân. Gia nhiệt tiếp trong tủ sấy 1 h, làm nguội trong bình hút ẩm và cân lại. Lặp lại các thao tác gia nhiệt trong 1 h trong tủ sấy, làm nguội và cân cho đến khi chênh lệch giữa hai lần cân liên tiếp không vượt quá 0,001 g.
- Số lần xác định
Tiến hành hai phép xác định trên cùng một mẫu thử.
(3) Biểu thị kết quả
- Phương pháp và công thức tính
Hao hụt khối lượng ở 103 °C, H, biểu thị bằng phần trăm khối lượng mẫu thử, được tính theo công thức:
Trong đó:
m0: là khối lượng ban đầu của phần mẫu thử, tính bằng gam (g);
m1: là khối lượng của phần mẫu thử sau khi gia nhiệt trong tủ sấy, tính bằng gam (g).
Lấy kết quả trung bình cộng của hai phép xác định, khi đáp ứng yêu cầu về độ lặp lại như sau: Chênh lệch giữa các kết quả của hai phép xác định, tiến hành đồng thời hoặc liên tiếp, do cùng một người thực hiện không vượt quá 1 % giá trị trung bình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.