Hành vi vận chuyển động vật xả chất thải ra môi trường bị phạt như thế nào? Hành vi vận chuyển động vật xả chất thải ra môi trường ngoài hình thức phạt tiền thì người vi phạm có phải chịu xử phạt bổ sung gì hay không?
- Hành vi vận chuyển động vật xả chất thải ra môi trường bị phạt như thế nào?
- Hành vi vận chuyển động vật xả chất thải ra môi trường ngoài hình thức phạt tiền thì người vi phạm có phải chịu xử phạt bổ sung gì hay không?
- Hành vi vận chuyển động vật xả chất thải ra môi trường ngoài hình thức phạt tiền thì người vi phạm có phải buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hay không?
Hành vi vận chuyển động vật xả chất thải ra môi trường bị phạt như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 25/08/2022) quy định như sau:
Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.
...
Như vậy đối với hành vi vận chuyển động vật xả chất thải ra môi trường sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Trước đây, theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 18 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP (Hết hiệu lực: 25/08/2022) quy định như sau:
Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.
...
Vận chuyển động vật xả chất thải ra môi trường
Hành vi vận chuyển động vật xả chất thải ra môi trường ngoài hình thức phạt tiền thì người vi phạm có phải chịu xử phạt bổ sung gì hay không?
Theo Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 25/08/2022) quy định hành vi vận chuyển động vật xả chất thải ra môi trường ngoài hình thức phạt tiền thì người vi phạm không phải chịu xử phạt bổ sung.
Trước đây, căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm g khoản 18 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP (Hết hiệu lực: 25/08/2022) quy định như sau:
Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
...
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ khoản 7, điểm g khoản 8, các khoản 9, 10 và 11 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 9a, 9, 10 và 11 Điều này.
...
Hành vi vận chuyển động vật xả chất thải ra môi trường ngoài hình thức phạt tiền thì người vi phạm có phải buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hay không?
Theo khoản 7 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 25/08/2022) quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra đối với trường hợp vi phạm tại điểm c, d khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc phải xây dựng, lắp đặt công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 6 Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này gây ra.
...
Như vậy, đối với hành vi vận chuyển động vật xả chất thải ra môi trường ngoài hình thức phạt tiền thì người vi phạm buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu, nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm h khoản 18 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 25/08/2022) quy định như sau:
Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
...
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu, chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 9a, 9, 10 và 11 Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại khoản 10 Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.