Hành lý không có người nhận là gì? Lưu giữ hành lý không có người nhận tại sân bay như thế nào?
Hành lý không có người nhận là gì?
Hành lý không có người nhận được giải thích theo khoản 13 Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Hành lý không có người nhận là hành lý đến một cảng hàng không, sân bay mà không được hành khách, tổ bay lấy hoặc nhận.
Hành lý không có người nhận (Hình từ Internet)
Lưu giữ hành lý không có người nhận tại sân bay như thế nào?
Lưu giữ hành lý không có người nhận tại sân bay theo Điều 47 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Lưu giữ hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận; đồ vật, hành lý không xác nhận được chủ
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách chịu trách nhiệm bố trí khu vực để lưu giữ hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận cho đến khi hành lý này được chuyển đi. Khu vực lưu giữ hành lý phải được bảo vệ, người không có trách nhiệm không được vào khu vực này. Phương án bảo vệ phải được quy định cụ thể trong chương trình an ninh cảng hàng không, quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
2. Hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phục vụ hành khách, hành lý có trách nhiệm lưu giữ và lập hồ sơ theo dõi hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận phải ghi rõ số lượng, trọng lượng, chuyến bay, đường bay và các biện pháp giải quyết. Hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng biện pháp soi chiếu và niêm phong an ninh trước khi đưa vào khu vực lưu giữ và trước khi được đưa lên tàu bay.
3. Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận phải được lục soát an ninh hàng không.
4. Các cơ quan, đơn vị khi phát hiện đồ vật, hành lý không xác nhận được chủ phải thông báo ngay cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để xử lý ban đầu. Trường hợp đồ vật, hành lý không xác nhận được chủ lưu giữ tại khu vực lưu giữ hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận thì thực hiện việc lưu giữ như quy định đối với hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận.
Theo đó, lưu giữ hành lý không có người nhận tại sân bay như sau:
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách chịu trách nhiệm bố trí khu vực để lưu giữ hành lý không có người nhận cho đến khi hành lý này được chuyển đi.
Khu vực lưu giữ hành lý phải được bảo vệ, người không có trách nhiệm không được vào khu vực này. Phương án bảo vệ phải được quy định cụ thể trong chương trình an ninh cảng hàng không, quy chế an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
- Hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phục vụ hành khách, hành lý có trách nhiệm lưu giữ và lập hồ sơ theo dõi hành lý không có người nhận phải ghi rõ số lượng, trọng lượng, chuyến bay, đường bay và các biện pháp giải quyết.
Hành lý không có người nhận phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng biện pháp soi chiếu và niêm phong an ninh trước khi đưa vào khu vực lưu giữ và trước khi được đưa lên tàu bay.
- Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì hành lý không có người nhận phải được lục soát an ninh hàng không.
Trường hợp đồ vật, hành lý không xác nhận được chủ lưu giữ tại khu vực lưu giữ hành lý không có người nhận thì thực hiện việc lưu giữ như quy định đối với hành lý không có người nhận.
Hành lý không có người nhận tại sân bay sau khi kiểm tra có cần niêm phong an ninh không?
Căn cứ theo Điều 40 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
Niêm phong an ninh
1. Các trường hợp phải được niêm phong an ninh hàng không sau khi kiểm tra
a) Thùng đựng hàng hóa, bưu gửi, thùng hoặc mâm đựng hàng hóa rời, hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận, tủ, túi đựng suất ăn;
b) Thùng, túi đựng đồ vật phục vụ trên tàu bay, trừ đồ vật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay;
c) Phương tiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay sau khi tiếp nhận nhiên liệu để nạp cho tàu bay phải niêm phong an ninh các cửa nạp, cửa xả; tàu bay không khai thác phải niêm phong an ninh các cửa của tàu bay.
2. Niêm phong an ninh phải bảo đảm không thể bóc, gỡ sau khi niêm phong hoặc nếu bóc, gỡ sẽ bị hỏng, không thể niêm phong lại; kích cỡ, chủng loại tem hoặc dây niêm phong phải phù hợp với vật được niêm phong.
...
Theo đó, hành lý không có người nhận tại sân bay phải được niêm phong an ninh hàng không sau khi kiểm tra.
Lưu ý:
Niêm phong an ninh phải bảo đảm không thể bóc, gỡ sau khi niêm phong hoặc nếu bóc, gỡ sẽ bị hỏng, không thể niêm phong lại; kích cỡ, chủng loại tem hoặc dây niêm phong phải phù hợp với vật được niêm phong.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.