Hack camera an ninh để rao bán clip 18+ đi bao nhiêu năm tù? Trường hợp chưa đến mức truy cứu TNHS thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Hack camera an ninh để rao bán clip 18+ đi bao nhiêu năm tù? Hành vi hack camera an ninh của cá nhân chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật hiện nay?

Hack camera an ninh là hành vi phạm pháp đúng không?

Căn cứ Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Trường hợp thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Bên cạnh đó tại khoản 3 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 cũng nêu rõ về việc nghiêm cấm hành vi xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.

Như vậy có thể thấy, hành vi hack camera an ninh là hành phạm pháp.

Hack camera an ninh để rao bán clip 18+ đi bao nhiêu năm tù?

Hành vi hack camera an ninh nhà người khác nhằm mục đích quay lại các cảnh nhạy cảm để rao bán clip 18+ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định tại Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 124 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)

Người bị kết án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có thể chịu mức án cao nhất từ từ 07 năm đến 15 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tùy vào mục đích hack camera an ninh nhà người mà người phạm tội còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về nhiều tội danh khác nhau. Cụ thể:

(1) Tội làm nhục người khác

Nếu cá nhân có hành vi hack camera an ninh nhà người khác nhằm mục đích quay lại các cảnh nhạy cảm để làm nhục đối với cá nhân đó thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).

Người bị kết án về tội làm nhục người khác có thể chịu mức án cao nhất từ 02 năm đến 05 năm tù.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(2) Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử

Nếu hành vi hack camera nhà người khác mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác theo Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015

Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác có thể chịu mức án cao nhất từ 07 năm đến 12 năm tù.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(3) Tội cưỡng đoạt tài sản

Nếu cá nhân hack camera an ninh nhà người khác quay lại các cảnh nhạy cảm để dùng các clip 18+ với mục đích tống tiền thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015;

Người bị kết án về tội cưỡng đoạt tài sản có thể chịu mức án cao nhất từ 12 năm đến 20 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hack camera an ninh để rao bán clip 18+ đi bao nhiêu năm tù?

Hack camera an ninh để rao bán clip 18+ đi bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)

Hành vi hack camera an ninh của cá nhân chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP và Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 30 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP), trường hợp hành vi hack camera an ninh của cá nhân chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền như sau:

(1) Trường hợp truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số hoặc thay đổi tham số cài đặt thiết bị số hoặc thu thập thông tin của người khác thì cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 15 đến 25 triệu đồng.

Trường hợp tổ chức có hành vi hack camera an ninh của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng.

Nếu người vi phạm là người nước ngoài sẽ bị áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

(2) Trường hợp có vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân thông qua mạng máy tính có thể bị xử phạt hành chính đối với về hành vi vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó;

+ Cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba khi chủ thể thông tin cá nhân đã yêu cầu ngừng cung cấp.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Sử dụng không đúng mục đích thông tin cá nhân đã thỏa thuận khi thu thập hoặc khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân;

+ Cung cấp hoặc chia sẻ hoặc phát tán thông tin cá nhân đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của chủ thông tin cá nhân;

+ Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác.

+ Biện pháp khắc phục hậu quả:

Mức phạt đối với tổ chức tại mục (2) có cùng hành vi sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

221 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào