Gói thầu rà phá bom mìn để chuẩn bị mặt bằng thi công có được chỉ định thầu đối với nhà thầu không?

Cho anh hỏi, gói thầu rà phá bom mìn có được chỉ định thầu đối với nhà thầu không? Nếu được thì khi thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu rà phá bom mìn cần đáp ứng những điều kiện gì? Câu hỏi của Anh Sơn ở Hải Phòng.

Gói thầu rà phá bom mìn có được chỉ định thầu đối với nhà thầu không?

>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành

Gói thầu rà phá bom mìn có được chỉ định thầu đối với nhà thầu không, thì theo điểm h khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:

Chỉ định thầu
1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
...
h) Gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu tư vấn, rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công;
...

Theo quy định trên, gói thầu rà phá bom mìn để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình là một trong những trường hợp chỉ định thầu đối với nhà thầu.

Trước đây, căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định như sau:

Chỉ định thầu
1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
...
đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;
...

Theo quy định trên, gói thầu rà phá bom mìn để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình là một trong những trường hợp chỉ định thầu đối với nhà thầu.

gói thầu

Gói thầu rà phá bom mìn (Hình từ Internet)

Thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu rà phá bom mìn cần đáp ứng những điều kiện gì?

Thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu rà phá bom mìn cần đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:

- Có quyết định đầu tư dược phê duyệt đối với dự án, trừ gói thầu tư vấn phục vụ công tác chuẩn bị dự án;

- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

- Đã được bố trí vốn để thực hiện gói thầu;

- Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay.

Trước đây, căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định như sau:

Chỉ định thầu
...
2. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;
b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;
d) Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;
đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;
e) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

Theo quy định trên, việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu rà phá bom mìn để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;

- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

- Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;

- Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;

- Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

- Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

Quy trình chỉ định thầu thông thường đối với gói thầu rà phá bom mìn thực hiện như thế nào?

Theo Điều 55 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Quy trình chỉ định thầu thông thường
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
a) Lập hồ sơ yêu cầu:
Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:
- Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
- Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;
- Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
a) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;
b) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
3. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:
a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
b) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.
4. Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

Như vậy, quy trình chỉ định thầu thông thường đối với gói thầu rà phá bom mìn có 05 bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu.

Bước 2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Bước 3. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu.

Bước 4. Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu.

Bước 5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

Chi tiết quy trình chỉ định thầu thông thường đối với gói thầu rà phá bom mìn được quy định cụ thể trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

12,600 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào