Giấy tờ, tài liệu nào liên quan đến lưu trữ trong tàng thư Căn cước công dân chín số? Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý tàng thư Căn cước công dân chín số?

Cho tôi hỏi giấy tờ, tài liệu nào liên quan đến lưu trữ trong tàng thư Căn cước công dân chín số? Tôi là công dân Việt Nam có thắc mắc về việc lưu trữ Căn cước công dân. Tôi muốn biết cơ quan nào có thẩm quyền quản lý tàng thư Căn cước công dân? Có phải Công an huyện không? Mong được giải đáp.

Giấy tờ, tài liệu nào liên quan đến lưu trữ trong tàng thư Căn cước công dân chín số?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 10/2016/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 39/2019/TT-BCA quy định như sau:

“Điều 7. Hồ sơ, tài liệu lưu trữ trong tàng thư căn cước công dân
1. Hồ sơ, tài liệu về công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân gồm:
a) Tờ khai Căn cước công dân;
b) Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân;
c) Phiếu chuyển hồ sơ Căn cước công dân (nếu có);
d) Phiếu điều chỉnh Thông tin Căn cước công dân (nếu có);
đ) Các tài liệu về công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân và các tài liệu khác có liên quan.
...”

Theo đó, hồ sơ và tài liệu về công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân gồm những giấy tờ nêu trên.

Tàng thư căn cước công dân

Tàng thư căn cước công dân

Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý tàng thư Căn cước công dân chín số?

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 10/2016/TT-BCA quy định như sau:

"Điều 6. Tàng thư căn cước công dân
1. Tàng thư căn cước công dân là hệ thống hồ sơ, tài liệu về căn cước công dân được quản lý, phân loại, sắp xếp theo trình tự nhất định để tra cứu và khai thác thông tin.
2. Hồ sơ, tài liệu về căn cước công dân là tập hợp những giấy tờ, tài liệu phản ánh thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân được thu thập, cập nhật thông qua công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân.
3. Tàng thư căn cước công dân do Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập, quản lý và bảo quản theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Mỗi công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân thì lập một hồ sơ về căn cước công dân."

Đối chiếu quy định trên, trường hợp bạn thắc mắc tàng thư căn cước công dân do Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập, quản lý và bảo quản theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Công tác tàng thư Căn cước công dân chín số được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2016/TT-BCA quy định nguyên tắc thực hiện công tác tàng thư căn cước công dân như sau:

"Điều 3. Nguyên tắc thực hiện công tác tàng thư căn cước công dân
1. Tuân thủ các quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hồ sơ, tài liệu căn cước công dân phải được quản lý tập trung, thống nhất trong tàng thư căn cước công dân và phải được bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy.
3. Việc sắp xếp hồ sơ, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân phải gọn gàng, khoa học, thuận tiện cho việc tra cứu, khai thác thông tin.
4. Hồ sơ, tài liệu căn cước công dân phải được cập nhật thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ và được bảo vệ tuyệt đối an toàn; duy trì khai thác, sử dụng hiệu quả.
5. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tàng thư căn cước công dân phải đúng mục đích. Thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân được khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an, đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
a) Phục vụ cho công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân;
b) Xử lý tin liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và công tác nghiệp vụ của ngành Công an;
c) Yêu cầu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân."

Theo đó, công tác tàng thư căn cước công dân được thực hiện theo nguyên tắc nêu trên.

Tàng thư Căn cước công dân chín số được bảo quản như thế nào?

Căn cứ Điều 15 Thông tư 10/2016/TT-BCA quy định như sau:

"Điều 15. Bảo quản tàng thư căn cước công dân
1. Hồ sơ, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân phải được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, bảo đảm không bị ẩm, mốc, có biện pháp phòng, chống cháy, nổ, thiên tai.
2. Tàng thư căn cước công dân phải đảm đảm đủ diện tích để lưu trữ toàn bộ hồ sơ, tài liệu về căn cước công dân và duy trì nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp.
3. Tàng thư căn cước công dân được trang bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật, phương tiện bảo quản hồ sơ, tài liệu lưu trữ.
4. Cán bộ tàng thư kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị về tình trạng hồ sơ, tài liệu và các trang thiết bị của tàng thư căn cước công dân.
5. Thủ trưởng đơn vị, lãnh đạo Công an trực tiếp quản lý tàng thư căn cước công dân có trách nhiệm xây dựng nội quy, các văn bản phục vụ cho công tác bảo quản."

Theo đó, tàng thư căn cước công dân được bảo quản như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,075 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào