Giấy phép khai thác tài nguyên nước được cấp dựa trên căn cứ gì theo quy định của Luật Tài nguyên nước mới?
Giấy phép khai thác tài nguyên nước được cấp dựa trên căn cứ gì theo quy định của Luật Tài nguyên nước mới?
Theo Điều 56 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về căn cứ cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước như sau:
Căn cứ cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất
1. Việc cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất phải dựa trên căn cứ sau đây:
a) Quy hoạch về tài nguyên nước; quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; khả năng đáp ứng của nguồn nước;
b) Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong vùng; yêu cầu về bảo vệ tài nguyên nước;
c) Kết quả thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hồ sơ cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất theo quy định của Chính phủ;
d) Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước thể hiện trong đơn đề nghị cấp giấy phép.
2. Trường hợp cấp giấy phép khai thác nước dưới đất, giấy phép thăm dò nước dưới đất còn phải căn cứ vào quy định tại Điều 30 và khoản 4 Điều 31 của Luật này.
...
Như vậy, việc cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước phải dựa trên căn cứ sau đây:
- Quy hoạch về tài nguyên nước; quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước; khả năng đáp ứng của nguồn nước;
- Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong vùng; yêu cầu về bảo vệ tài nguyên nước;
- Kết quả thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hồ sơ cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất theo quy định của Chính phủ;
- Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước thể hiện trong đơn đề nghị cấp giấy phép.
Giấy phép khai thác tài nguyên nước được cấp dựa trên căn cứ gì theo quy định của Luật Tài nguyên nước mới? (hình từ internet)
Tổ chức cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước?
Theo Điều 56 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về điều kiện cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất như sau:
Điều kiện cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành việc lấy ý kiến theo quy định tại khoản 8 Điều 52 của Luật này;
b) Việc khai thác tài nguyên nước phù hợp với nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 của Luật này; khai thác nước dưới đất phù hợp với quy định liên quan đến vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định tại Điều 31 của Luật này;
c) Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra theo quy định của Luật này;
d) Bảo đảm thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo đầy đủ, chính xác.
...
Như vậy, Tổ chức được cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Hoàn thành việc lấy ý kiến
- Việc khai thác tài nguyên nước phù hợp với nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 của Luật này; khai thác nước dưới đất phù hợp với quy định liên quan đến vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định tại Điều 31 của Luật này;
- Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra theo quy định của Luật này;
- Bảo đảm thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo đầy đủ, chính xác.
Thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước tối thiểu là bao nhiêu năm?
Theo Điều 54 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất như sau:
Thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất
1. Thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Giấy phép khai thác nước mặt có thời hạn tối đa 10 năm, tối thiểu 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 05 năm;
b) Giấy phép khai thác nước biển có thời hạn tối đa 15 năm, tối thiểu 10 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 10 năm;
c) Giấy phép khai thác nước dưới đất có thời hạn tối đa 05 năm, tối thiểu 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 03 năm;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì giấy phép được cấp theo thời hạn đề nghị trong đơn và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn giấy phép đã được cấp, gia hạn liền trước đó.
2. Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn 02 năm và được xem xét gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 01 năm. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thì giấy phép được cấp, gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.
Như vậy, thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước được quy định như sau:
- Giấy phép khai thác nước mặt có thời hạn tối đa 10 năm, tối thiểu 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 05 năm;
- Giấy phép khai thác nước biển có thời hạn tối đa 15 năm, tối thiểu 10 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 10 năm
- Giấy phép khai thác nước dưới đất có thời hạn tối đa 05 năm, tối thiểu 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 03 năm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.