Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động được cấp vào những ngày nghỉ hằng tuần thì có giá trị để giải quyết hưởng BHXH không?
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động được cấp vào những ngày nghỉ hằng tuần thì có giá trị để giải quyết hưởng BHXH không?
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì có được tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội không?
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đúng không?
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động được cấp vào những ngày nghỉ hằng tuần thì có giá trị để giải quyết hưởng BHXH không?
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động được cấp vào những ngày nghỉ hằng tuần thì có giá trị để giải quyết hưởng BHXH không, thì căn cứ khoản 10 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định:
Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh một số trường hợp
…
10. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế vào ngày nghỉ, ngày lễ:
a) Người có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn, công khai những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế và phải thông báo trước cho người bệnh; thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh trước khi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ để làm cơ sở thanh toán.
Như vậy, nếu cơ sở nơi người lao động khám bệnh, chữa bệnh có thực hiện đăng ký khám, chữa bệnh vào ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định nêu trên thì Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội được cấp đối với người lao động vẫn có giá trị làm căn cứ để xem xét giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì có được tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội không?
Thì theo khoản 3 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đúng không?
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội còn Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.