Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh là công chức hay viên chức? Chế độ làm việc của Giám đốc BHXH tỉnh được quy định ra sao?

Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh là công chức hay viên chức? Chế độ làm việc của Giám đốc BHXH tỉnh được quy định ra sao? Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh có những trách nhiệm gì? câu hỏi của chị V (Nha Trang).

Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh là công chức hay viên chức?

Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh được nêu tại Điều 2 Quy định về phân cấp quản lý đối với người được áp dụng chế độ công chức, viên chức, người lao động ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3766/QĐ-BHXH năm 2022 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Viện Khoa học BHXH, Trung tâm Truyền thông, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Lưu trữ, Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến; Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng; Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH; Tạp chí BHXH; Ban Quản lý các dự án Công nghệ thông tin; Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ngành BHXH.
4. Người được áp dụng chế độ công chức gồm:
4.1. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị: Chuyên môn, giúp việc; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc;
4.2. Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh;
4.3. Người được bố trí làm công tác thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị làm công tác thanh tra thuộc ngành BHXH Việt Nam.
- Những người được quy định tại điểm 4.1 và 4.2 khoản 4 Điều này sau đây gọi tắt là công chức lãnh đạo.
- Những người được quy định tại điểm 4.3 khoản 4 Điều này tại các nội dung quy định phân cấp quản lý thực hiện như quy định tại khoản 6 Điều này.
...

Theo đó, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh là công chức.

Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh là công chức hay viên chức? Chế độ làm việc của Giám đốc BHXH tỉnh được quy định ra sao?

Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh là công chức hay viên chức? Chế độ làm việc của Giám đốc BHXH tỉnh được quy định ra sao? (hình từ internet)

Chế độ làm việc của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh được quy định ra sao?

Chế độ làm việc của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh được quy định tại Điều 3 Quyết định 2355/QĐ-BHXH năm 2022 như sau:

Chế độ quản lý, chế độ làm việc và trách nhiệm của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh
1. Chế độ quản lý:
Bảo hiểm xã hội tỉnh do Giám đốc quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng; giúp Giám đốc có các Phó Giám đốc. Giám đốc và các Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, khen thưởng và kỷ luật.
Số lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh do Tổng Giám đốc quy định trong phạm vi số lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bình quân được cấp có thẩm quyền giao.
2. Chế độ làm việc:
a) Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; ban hành Quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo, đánh giá phân loại tập thể và cá nhân của Bảo hiểm xã hội tỉnh và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó;
b) Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh phân công hoặc ủy quyền cho Phó Giám đốc giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Giám đốc được phân công hoặc ủy quyền giải quyết.
...

Theo quy định trên thì Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý, điều hành Bảo hiểm xã hội tỉnh theo chế độ thủ trưởng.

Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh có những trách nhiệm gì?

Trách nhiệm của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh được quy định tại Điều 3 Quyết định 2355/QĐ-BHXH năm 2022 như sau:

Chế độ quản lý, chế độ làm việc và trách nhiệm của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh
...
3. Trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 1, Điều 2 Quyết định này;
b) Quyết định các công việc thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu trách nhiệm về các quyết định đó;
c) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh; quyết định các biện pháp về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện cải cách hành chính gắn với tăng cường hậu kiểm; phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các biểu hiện tiêu cực khác trong công chức, viên chức, người lao động thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh;
d) Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
đ) Thực hiện các quy định của pháp luật, của Tổng Giám đốc và quy định quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Như vậy, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh có những trách nhiệm sau:

- Tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 1, Điều 2 Quyết định này;

- Quyết định các công việc thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu trách nhiệm về các quyết định đó;

- Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện:

+ Nội quy, quy chế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh;

+ Quyết định các biện pháp về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính;

+ Thực hiện cải cách hành chính gắn với tăng cường hậu kiểm;

+ Phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các biểu hiện tiêu cực khác trong công chức, viên chức, người lao động thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh;

- Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

- Thực hiện các quy định của pháp luật, của Tổng Giám đốc và quy định quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Có thể tích hợp quá trình tham gia BHXH vào VNeID? Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1 7 2025 được hưởng quyền gì?
Pháp luật
Người lao động nước ngoài có tham gia bảo hiểm xã hội đi khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
Pháp luật
Phần trích đóng bảo hiểm xã hội của người lao động có được trừ khi xác định thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Để người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc điều trị bệnh ung thư thì người sử dụng lao động cần làm gì?
Pháp luật
Công thức tính mức đóng BHXH từ tháng 7 2024 theo tỷ lệ đóng BHXH năm 2024 giữa người lao động và doanh nghiệp thế nào?
Pháp luật
Tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức 03 tháng một lần nhưng quên đóng và muốn đóng bù có được không?
Pháp luật
Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng thêm hệ số trượt giá như bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Pháp luật
Người lao động có được phép tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Pháp luật
Cơ quan bảo hiểm xã hội là gì? Nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội như thế nào? Đối với bảo hiểm xã hội nhà nước có chính sách gì không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
4,278 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào