Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu phổ thông bị xử phạt bao nhiêu? Thời hạn hộ chiếu phổ thông được quy định ra sao?
Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông bao gồm những loại giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định như sau:
"1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
2. Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;
b) Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;
d) Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu."
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông bao gồm những loại giấy tờ nêu trên.
Tải về mẫu tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông mới nhất 2023: Tại Đây
Giả mạo giấy tờ
Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu phổ thông bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm c khoản 6 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định:
Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
...
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
c) Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và các điểm a và c khoản 5 Điều này.
Theo đó, những trường hợp giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu thì sẽ bị phạt tiền từ phạt 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định này).
Nếu là người nước ngoài vi phạm sẽ bị trục xuất.
Thời hạn hộ chiếu phổ thông được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:
"Điều 7. Thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh
...
2. Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:
a) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
b) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
c) Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn."
Như vậy, thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.