Gia đình thuộc diện khó khăn thì có được bảo lưu kết quả học tập? Các trường hợp nào người học trung cấp, cao đẳng được tạm dừng chương trình đang học và bảo lưu kết quả học tập?
Bảo lưu kết quả học tập là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH có quy định rằng bảo lưu kết quả học tập là việc nhà trường giữ nguyên kết quả người học đã học và thi đạt yêu cầu đối với các môn học, mô-đun trong một khoảng thời gian nhất định khi người học được tạm dừng chương trình đào tạo. Kết quả học tập các môn học, mô-đun bảo lưu được tính khi xếp loại kết quả học tập và đánh giá xếp loại tốt nghiệp.
Thời gian tối đa để người học hoàn thành chương trình học là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH về chương trình và thời gian đào tạo, theo đó:
“Điều 3. Chương trình và thời gian đào tạo
…
3. Thời gian tối đa để người học hoàn thành chương trình
a) Thời gian tối đa để người học hoàn thành chương trình bao gồm thời gian học các môn học, mô-đun và thời gian thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp do hiệu trưởng quyết định, bảo đảm không vượt quá 1,5 lần thời gian đào tạo đối với chương trình từ hai đến ba năm học, không vượt quá 02 lần thời gian đào tạo đối với chương trình từ một đến dưới hai năm học, không bao gồm thời gian bảo lưu quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này;
b) Thời gian tối đa đối với người học cùng lúc hai chương trình bằng thời gian tối đa để hoàn thành chương trình có thời gian đào tạo dài hơn và được tính từ khi bắt đầu học chương trình thứ nhất;
c) Hiệu trưởng có thể xem xét, quyết định kéo dài thời gian đào tạo tối đa đối với các trường hợp người học có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật;
d) Thời gian tối đa đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao có tính chất đặc thù do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất quy định.
…”
Như vậy, thời gian tối đa để người học hoàn thành chương trình bao gồm thời gian học các môn học, mô-đun và thời gian thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp do hiệu trưởng quyết định, bảo đảm không vượt quá 1,5 lần thời gian đào tạo đối với chương trình từ hai đến ba năm học, không vượt quá 02 lần thời gian đào tạo đối với chương trình từ một đến dưới hai năm học, không bao gồm thời gian bảo lưu quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này. Thời gian tối đa đối với người học cùng lúc hai chương trình bằng thời gian tối đa để hoàn thành chương trình có thời gian đào tạo dài hơn và được tính từ khi bắt đầu học chương trình thứ nhất. Hiệu trưởng có thể xem xét, quyết định kéo dài thời gian đào tạo tối đa đối với các trường hợp người học có giấy xác nhận khuyết tật. Thời gian tối đa đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao có tính chất đặc thù do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất quy định.
Gia đình thuộc diện khó khăn thì có được tạm dừng chương trình học? Các trường hợp người học trung cấp, cao đẳng được tạm dừng chương trình đang học và được bảo lưu kết quả học tập?
Các trường hợp nào được tạm dừng chương trình và bảo lưu kết quả học tập?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH về tạm dừng chương trình và bảo lưu kết quả học tập như sau:
“Điều 9. Tạm dừng chương trình và bảo lưu kết quả học tập
…
2. Người học được tạm dừng chương trình đang học và được bảo lưu kết quả học tập nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia phòng chống thiên tai, dịch bệnh; tham gia các kỳ thi, giải thi đấu quốc tế;
b) Vì lý do sức khỏe phải dừng học trong thời gian dài để điều trị, có giấy xác nhận của cơ sở y tế nơi khám, điều trị hoặc có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật;
c) Chuyển nơi học từ trường này sang trường khác cùng ngành nghề đào tạo mà thời gian học ở trường khác có sự khác nhau về tiến độ;
d) Tham gia chương trình, dự án đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc do điều kiện, hoàn cảnh gia đình buộc phải dừng học tập;
đ) Trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập có thời hạn;
e) Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng không thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật ở mức buộc thôi học.
…”
Như vậy, nếu thuộc một trong 06 trường hợp trên thì người học được tạm dừng chương trình và bảo lưu kết quả học tập. Bên cạnh đó thời gian được bảo lưu kết quả học tập không quá 5 năm tính từ khi dừng chương trình học tập và không tính vào thời gian tối đa hoàn thành khóa học. Người học có nhu cầu được bảo lưu kết quả học tập phải có đơn đề nghị hiệu trưởng xem xét, quyết định.
Cùng với đó, người học được tạm hoãn học môn học, mô-đun theo kế hoạch đào tạo của trường và phải hoàn thành môn học, mô-đun đó trong quỹ thời gian tối đa hoàn thành chương trình nếu thuộc một hoặc các trường hợp sau:
- Vì lý do sức khỏe không bảo đảm để học môn học, mô-đun đó và có giấy xác nhận của cơ sở y tế nơi khám hoặc điều trị;
- Có lý do khác không thể tham gia học môn học, mô-đun đó, kèm theo minh chứng cụ thể và phải được hiệu trưởng chấp thuận;
Thời gian nghỉ học tạm thời được tính vào thời gian tối đa để người học hoàn thành chương trình được quy định tại khoản 3 Điều 3 như đã phân tích ở trên của Thông tư này.
Như vậy, trong trường hợp nếu như do khó khăn về hoàn cảnh gia đình chưa thể tiếp tục theo học thì có thể được tạm dừng và bảo lưu kết quả học tập và việc bảo lưu này không được quá 05 năm tính từ ngày dừng chương trình học tập.
*Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH chính thức có hiệu lực từ ngày 15/5/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.