Gãy xương hàm dưới nguyên nhân do đâu? Điều trị gãy xương hàm dưới không phẫu thuật bằng nắn chỉnh và cố định như thế nào?
Gãy xương hàm dưới nguyên nhân do đâu? Chẩn đoán xác định gãy xương hàm dưới như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục II, III Mục 54 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về gãy xương hàm dưới như sau:
GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI
I. ĐỊNH NGHĨA
Là tổn thương gãy, làm mất sự liên tục của xương hàm dưới.
II. NGUYÊN NHÂN
- Tai nạn giao thông.
- Tai nạn lao động.
- Tai nạn sinh hoạt.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
1.1. Triệu chứng lâm sàng gãy xương hàm dưới
- Sưng nề và tụ máu: Tùy theo vị trí, mức độ chấn thương mà dấu hiệu sưng nề và tụ máu có những mức độ nhiều ít khác nhau, có thể gặp ở ngoài hoặc trong miệng.
- Gián đoạn và đau chói bờ xương hàm dưới.
- Gián đoạn và di lệch cung răng.
- Sai khớp cắn.
- Lung lay răng và khối xương ổ răng.
- Có dấu hiệu di động của hai đầu xương gãy khi khám.
- Rối loạn vận động hàm dưới: há miệng hạn chế, lệch hàm sang bên khi há miệng.
- Dị cảm: thường biểu hiện tê môi dưới, da vùng cằm.
- Có thể có tràn khí dưới da : sờ nắn có cảm giác lép bép hơi.
1.2. Cận lâm sàng
X quang: Phim Panorama, phim mặt thẳng, phim hàm chếch, phim CT scanner….
Có hình ảnh đường gãy, di lệch xương hàm….
...
Gãy xương hàm dưới là một trong những bệnh thuộc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt theo Danh mục Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015.
Gãy xương hàm dưới là tổn thương gãy, làm mất sự liên tục của xương hàm dưới.
Nguyên nhân gây gãy xương hàm dưới là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay tai nạn sinh hoạt.
Chẩn đoán xác định triệu chứng lâm sàng gãy xương hàm dưới và cận lâm sàng theo quy định cụ thể trên.
Gãy xương hàm dưới (Hình từ Internet)
Điều trị gãy xương hàm dưới không phẫu thuật bằng nắn chỉnh và cố định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 54 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về gãy xương hàm dưới như sau:
GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI
...
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
- Nắn chỉnh lại xương gãy.
- Cố định xương gãy.
- Ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
- Điều trị phải phục hồi chức năng và thẩm mỹ.
2. Điều trị cụ thể
2.1. Điều trị không phẫu thuật bằng nắn chỉnh và cố định
- Nắn chỉnh xương gãy
+ Nắn chỉnh bằng tay.
+ Nắn chỉnh bằng lực kéo.
- Cố định xương gãy
+ Cố định bằng phương pháp cố định ngoài miệng: Băng cằm đầu, các khí cụ tựa trên sọ.
+ Cố định trong miệng: cố định hai hàm bằng cung Tiguersted hoặc nút Ivy trong thời gian từ 4- 6 tuần
- Điều trị toàn thân: Kháng sinh, chống viêm, giảm đau, dinh dưỡng.
...
Theo đó, điều trị gãy xương hàm dưới không phẫu thuật bằng nắn chỉnh và cố định như sau:
- Nắn chỉnh xương gãy
+ Nắn chỉnh bằng tay.
+ Nắn chỉnh bằng lực kéo.
- Cố định xương gãy
+ Cố định bằng phương pháp cố định ngoài miệng: Băng cằm đầu, các khí cụ tựa trên sọ.
+ Cố định trong miệng: cố định hai hàm bằng cung Tiguersted hoặc nút Ivy trong thời gian từ 4- 6 tuần
- Điều trị toàn thân: Kháng sinh, chống viêm, giảm đau, dinh dưỡng.
Khi điều trị gãy xương hàm dưới không phẫu thuật bằng nắn chỉnh và cố định có thể xảy ra những biến chứng gì?
Căn cứ theo tiểu mục V Mục 54 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về gãy xương hàm dưới như sau:
GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI
...
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tiên lượng
- Điều trị sớm và đúng nguyên tắc sẽ cho kết quả tốt.
- Điều trị muộn và sai nguyên tắc có thể gây ra tai biến, di chứng trầm trọng, làm ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ.
2. Biến chứng
- Nhiễm trùng.
- Khớp cắn sai.
- Hạn chế há miệng.
...
Như vậy, khi điều trị gãy xương hàm dưới không phẫu thuật bằng nắn chỉnh và cố định có thể xảy ra những biến chứng sau:
- Nhiễm trùng.
- Khớp cắn sai.
- Hạn chế há miệng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.