File word mẫu 25 loại văn bản hành chính theo Nghị định 30? Hướng dẫn sử dụng File word mẫu 25 loại văn bản hành chính?

File word mẫu 25 loại văn bản hành chính theo Nghị định 30? Hướng dẫn sử dụng File word mẫu 25 loại văn bản hành chính? Cách trình bày tên cơ quan tổ chức ban hành đối với 25 văn bản hành chính như thế nào?

File word mẫu 25 loại văn bản hành chính theo Nghị định 30?

Theo Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định các loại văn bản hành chính gồm: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

Dưới đây là tổng hợp File word mẫu 25 loại văn bản hành chính theo Nghị định 30 tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP:

Mẫu 1.1 - Nghị quyết (cá biệt) Tải về

mẫu 1.1

Mẫu 1.2 - Quyết định (cá biệt) quy định trực tiếp Tải về

mẫu 1.2

Mẫu 1.3 - Quyết định (quy định gián tiếp) (*) Tải về

mẫu 1.3

Mẫu 1.4 - Văn bản có tên loại: Chỉ thị, Quy chế, Quy định, Thông cáo, Thông báo, Hướng dẫn, Chương trình, Kế hoạch, Phương án, Đề án, Dự án, Báo cáo, Tờ trình, Giấy ủy quyền, Phiếu gửi, Phiếu chuyển, Phiếu báo. Tải về

mẫu 1.4

Mẫu 1.5 - Công văn Tải về

mẫu 1.5

Mẫu 1.6 - Công điện Tải về

mẫu 1.6

Mẫu 1.7 - Giấy mời Tải về

mẫu 1.7

Mẫu 1.8 - Giấy giới thiệu Tải về

mẫu 1.8

Mẫu 1.9 - Biên bản Tải về

mẫu 1.9

Mẫu 1.10 - Giấy nghỉ phép Tải về

mẫu 1.10

Tải về Trọn bộ File word mẫu 25 loại văn bản hành chính theo Nghị định 30

File word mẫu 25 loại văn bản hành chính theo Nghị định 30? Hướng dẫn sử dụng File word mẫu 25 loại văn bản hành chính?

File word mẫu 25 loại văn bản hành chính theo Nghị định 30? Hướng dẫn sử dụng File word mẫu 25 loại văn bản hành chính? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn sử dụng File word mẫu 25 loại văn bản hành chính?

Tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP có hướng dẫn chú thích cụ thể đối với 25 loại văn bản hành chính như sau:

Mẫu 1.1 - Nghị quyết (cá biệt)

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành nghị quyết.

3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành nghị quyết.

4 Địa danh.

5 Trích yếu nội dung nghị quyết.

6 Nội dung nghị quyết.

7 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu (nếu cần).

8 Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

Mẫu 1.2 - Quyết định (cá biệt) quy định trực tiếp

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

2 Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.

3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.

4 Địa danh.

5 Trích yếu nội dung quyết định.

6 Thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì ghi chức vụ của người đứng đầu; nếu thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan, tổ chức thì ghi tên tập thể hoặc tên cơ quan, tổ chức đó.

7 Các căn cứ để ban hành quyết định.

8 Nội dung quyết định.

9 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

10 Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

Mẫu 1.3 - Quyết định (quy định gián tiếp) (*)

* Mẫu này áp dụng đối với các quyết định (cá biệt) ban hành hay phê duyệt một văn bản khác.

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

2 Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.

3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.

4 Địa danh.

5 Trích yếu nội dung quyết định.

6 Thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì ghi chức vụ của người đứng đầu; nếu thẩm quyền ban hành quyết định thuộc về tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan, tổ chức thì ghi tên tập thể hoặc tên cơ quan, tổ chức đó.

7 Các căn cứ để ban hành quyết định.

8 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

9 Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

Mẫu 1.4 - Văn bản có tên loại

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

2 Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.

3 Chữ viết tắt tên loại văn bản.

4 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.

5 Địa danh.

6 Tên loại văn bản

Mẫu này áp dụng chung đối với các hình thức văn bản hành chính có ghi tên loại gồm: chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, tờ trình, giấy ủy quyền, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo.

7 Trích yếu nội dung văn bản.

8 Nội dung văn bản.

9 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

10 Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

Mẫu 1.5 - Công văn

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

2 Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn.

3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn.

4 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.

5 Địa danh.

6 Trích yếu nội dung công văn.

7 Nội dung công văn.

8 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

9 Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

10 Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax (nếu cần).

Mẫu 1.6 - Công điện

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

2 Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công điện.

3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công điện.

4 Địa danh.

5 Trích yếu nội dung điện.

6 Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh của người đứng đầu.

7 Tên cơ quan, tổ chức nhận điện.

8 Nội dung điện.

9 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

10 Ký hiệu của người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

Mẫu 1.7 - Giấy mời

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành giấy mời.

3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành giấy mời.

4 Địa danh.

5 Trích yếu nội dung cuộc họp.

6 Tên cơ quan, tổ chức hoặc họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác của người được mời.

7 Tên (nội dung) của cuộc họp, hội thảo, hội nghị v.v...

8 Các vấn đề cần lưu ý.

9 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

10 Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

Mẫu 1.8 - Giấy giới thiệu

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản (cấp giấy giới thiệu).

3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

4 Địa danh.

5 Họ và tên, chức vụ và đơn vị công tác của người được giới thiệu.

6 Tên cơ quan, tổ chức được giới thiệu tới làm việc.

Mẫu 1.9 - Biên bản

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

4 Tên cuộc họp hoặc hội nghị, hội thảo.

5 Ghi chức vụ chính quyền (nếu cần).

Mẫu 1.10 - Giấy nghỉ phép

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

2 Tên cơ quan, tổ chức cấp giấy nghỉ phép.

3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức cấp giấy nghỉ phép.

4 Địa danh.

5 Họ và tên, chức vụ và đơn vị công tác của người được cấp giấy phép.

6 Nơi nghỉ phép.

7 Thời gian nghỉ theo Luật Lao động (nghỉ hàng năm có lương hoặc nghỉ không hưởng lương hoặc nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương...).

8 Người được cấp giấy nghỉ phép.

9 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

Cách trình bày tên cơ quan tổ chức ban hành đối với 25 văn bản hành chính?

Cách trình bày tên cơ quan tổ chức ban hành đối với 25 văn bản hành chính được quy định tại tiểu mục 2 Mục II Phần I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

(1) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản là tên chính thức, đầy đủ của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

Đối với tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp ở địa phương có thêm tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương hoặc xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, tổ chức ban hành văn bản đóng trụ sở. Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được viết tắt những cụm từ thông dụng.

(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.

Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng.

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày cách nhau dòng đơn. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp dài có thể trình bày thành nhiều dòng.

(3) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày tại ô số 2 Mục IV Phần I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

133 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào