Đưa tàu bay vào hoạt động mà không gắn dấu hiệu quốc tịch thì doanh nghiệp bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Tôi có một câu hỏi liên quan đến tàu bay như sau: Đưa tàu bay vào hoạt động mà không gắn dấu hiệu quốc tịch thì doanh nghiệp bị xử phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi của chị Ngọc Phương ở Đồng Nai.

Đưa tàu bay vào hoạt động mà không gắn dấu hiệu quốc tịch thì doanh nghiệp bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về vi phạm quy định về quốc tịch tàu bay như sau:

Vi phạm quy định về quốc tịch tàu bay
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đưa tàu bay vào hoạt động mà dấu hiệu quốc tịch hoặc dấu hiệu đăng ký tàu bay được sơn, gắn trên tàu bay không đúng quy định;
b) Đưa tàu bay mang quốc tịch Việt Nam vào hoạt động mà dấu hiệu được sơn hoặc gắn lên tàu bay có nội dung hoặc hình thức giống hoặc gây nhầm lẫn với tàu bay mang quốc tịch của quốc gia khác.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) đối với hành vi đưa tàu bay vào hoạt động mà không sơn hoặc gắn dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký tàu bay.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) đến 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đối với hành vi đưa tàu bay vào khai thác mà không có Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch, trừ trường hợp thử nghiệm thực tế tính năng bay của tàu bay theo quy định của Bộ Quốc phòng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên tàu bay đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Nguyên tắc áp dụng
1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với các tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 6; điểm i, k khoản 1 Điều 7; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 8; khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 9; khoản 1, 2 và điểm a, b khoản 5 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm g khoản 5 Điều 11; khoản 1 Điều 12; điểm b, c khoản 1 và điểm a, c khoản 2 Điều 14; khoản 1, 2 và điểm a, d, đ khoản 3, khoản 4, 5 Điều 15; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 16; khoản 1, 2 Điều 17; khoản 1 và điểm a, b, d khoản 2 Điều 18; khoản 1, 2 Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 21; khoản 1, 2 Điều 24; khoản 1, 2, 3 Điều 25; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 26; điểm a, b, đ khoản 1 Điều 27; khoản 1, 2, 3 và điểm a khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 28; khoản 1, 2, 3 Điều 30 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo quy định trên, doanh nghiệp đưa tàu bay vào hoạt động mà không gắn dấu hiệu quốc tịch thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Tàu bay

Tàu bay (Hình từ Internet)

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp đưa tàu bay vào hoạt động mà không gắn dấu hiệu quốc tịch là bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP bổ sung cho Chương I Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không là 01 năm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính về phí, lệ phí; quản lý giá; xây dựng các công trình hàng không; bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hàng không; đất đai cảng hàng không, sân bay; kinh doanh hàng hóa tại cảng hàng không; buôn bán hàng cấm, hàng giả thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
...

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp đưa tàu bay vào hoạt động mà không gắn dấu hiệu quốc tịch là 01 năm.

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt doanh nghiệp đưa tàu bay vào hoạt động mà không gắn dấu hiệu quốc tịch không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng như sau:

Nguyên tắc áp dụng
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần đối với cá nhân.

Theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 162/2018/NĐ-CP, khoản 25 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 20 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải như sau:

Thẩm quyền xử phạt của thanh tra
...
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này
...

Như vậy, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng với mức phạt tiền tối đa là 70.000.000 đồng đối với cá nhân, và 140.000.000 đồng đối với tổ chức.

Do doanh nghiệp đưa tàu bay vào hoạt động mà không gắn dấu hiệu quốc tịch thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 50.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt tổ chức này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

665 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào