Dự án đầu tư kinh doanh quy định có tối đa bao nhiêu nhà đầu tư đối với hình thức đấu thầu rộng rãi?
Dự án đầu tư kinh doanh quy định có tối đa bao nhiêu nhà đầu tư đối với hình thức đấu thầu rộng rãi?
Căn cứ Điều 34 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Hình thức lựa chọn nhà đầu tư
1. Đấu thầu rộng rãi:
Đấu thầu rộng rãi được áp dụng đối với dự án đầu tư kinh doanh mà không hạn chế số lượng nhà đầu tư tham dự.
2. Đấu thầu hạn chế:
Đấu thầu hạn chế được áp dụng đối với dự án đầu tư kinh doanh có yêu cầu cao về kỹ thuật, công nghệ hoặc có tính đặc thù theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực mà chỉ có một số nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu của dự án được mời tham dự thầu.
Theo đó, đấu thầu rộng rãi được áp dụng đối với dự án đầu tư kinh doanh mà không hạn chế số lượng nhà đầu tư tham dự.
Dự án đầu tư kinh doanh quy định có tối đa bao nhiêu nhà đầu tư đối với hình thức đấu thầu rộng rãi? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu áp dụng cho phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ khi lựa chọn nhà đầu tư được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Phương thức lựa chọn nhà đầu tư
1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ:
a) Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế lựa chọn nhà đầu tư;
b) Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
c) Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu.
...
Theo đó, tại Điều 21 Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu áp dụng cho phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ khi lựa chọn nhà đầu tư như sau:
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, gồm:
+ Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
+ Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu bao gồm:
Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có);
Bảo đảm dự thầu; tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu (nếu có);
Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư; nội dung đề xuất về phương án đầu tư kinh doanh;
Nội dung đề xuất về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương; các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;
+ Kiểm tra sự thống nhất về nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
- Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:
Hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có bản gốc hồ sơ dự thầu;
+ Có đơn dự thầu hợp lệ, được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên được phân công thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
+ Giá trị ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ; không đề xuất giá trị khác nhau về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu;
+ Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
+ Có bảo đảm dự thầu hợp lệ;
+ Nhà đầu tư không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên trong liên danh;
+ Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);
+ Nhà đầu tư bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu:
+ Việc đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư, đánh giá phương án đầu tư kinh doanh và đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương;
+ Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định tại hồ sơ mời thầu.
- Sau khi đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:
+ Danh sách xếp hạng nhà đầu tư;
+ Danh sách nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại nhà đầu tư;
+ Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý.
- Xét duyệt trúng thầu:
Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 48 của Nghị định này.
Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện như thế nào?
Theo đó, tại Điều 46 Luật Đấu thầu 2023 quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư như sau:
- Công bố dự án đầu tư kinh doanh;
- Chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư gồm: lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu;
- Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư gồm: mời thầu; phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút, thay thế hồ sơ dự thầu;
- Đánh giá hồ sơ dự thầu gồm: mở thầu; kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
- Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; giải thích lý do nhà đầu tư không trúng thầu theo yêu cầu của nhà đầu tư (nếu có);
- Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Lưu ý: Trường hợp pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý ngành, lĩnh vực quy định phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khi có từ 02 nhà đầu tư trở lên quan tâm, ngoài các bước quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ mời quan tâm, thông báo mời quan tâm, tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án và phê duyệt kết quả mời quan tâm trước khi thực hiện bước chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.