Đối với trường cao đẳng nghề tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Đối với trường cao đẳng nghề tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Việc tuyển sinh bằng hình thức thi tuyển của trường cao đẳng nghề phải đảm bảo nội dung đề thi đạt yêu cầu như thế nào?
- Kết quả thi tuyển và hồ sơ của thí sinh trúng tuyển trường cao đẳng nghề được kiểm tra như thế nào?
Đối với trường cao đẳng nghề tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh đối với trường cao đẳng nghề tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển:
- Công bố các thông tin liên quan đến hồ sơ, thời gian và địa điểm đăng ký dự thi trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác;
- Tổ chức nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký dự tuyển;
- Nhập và rà soát thông tin đăng ký dự tuyển vào phần mềm tuyển sinh của trường;
- Cập nhật và công bố công khai thông tin đăng ký dự tuyển của thí sinh;
- In và gửi giấy báo dự thi;
- Làm thủ tục cho thí sinh dự thi, nhận bài thi của Ban coi thi, bảo quản kiểm kê bài thi, bàn giao bài thi của thí sinh cho Ban chấm thi;
- Quản lý hồ sơ và giấy tờ, biên bản liên quan đến bài thi hoặc xét tuyển;
- Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình Hội đồng tuyển sinh quyết định;
- Lập danh sách thí sinh trúng tuyển;
- In và gửi giấy báo kết quả thi, giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học;
- Kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này;
- Được quyền đề xuất với Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh để thay đổi các nội dung trong quy chế tuyển sinh của trường bằng phương thức thi tuyển hoặc thi tuyển kết hợp với xét tuyển cho phù hợp với tình hình thực tế của từng lần tuyển sinh;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh.
Việc tuyển sinh bằng hình thức thi tuyển của trường cao đẳng nghề phải đảm bảo nội dung đề thi đạt yêu cầu như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Tuyển sinh bằng hình thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển
Việc tuyển sinh bằng hình thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển phải đảm bảo các nội dung sau:
1. Yêu cầu về nội dung đề thi:
a) Nội dung đề thi phù hợp với trình độ chung của thí sinh và đạt được yêu cầu phân loại trình độ học lực của thí sinh và phù hợp với thời gian làm bài quy định cho mỗi môn thi;
b) Nội dung đề thi đạt được yêu cầu về những kiến thức, kỹ năng cơ bản, khả năng vận dụng của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học phổ thông hoặc chương trình mà thí sinh đã học qua tùy theo từng đối tượng tuyển sinh và do Hiệu trưởng nhà trường quyết định cho phù hợp với thực tiễn của trường.
c) Nội dung đề thi bảo đảm tính khoa học, chính xác, chặt chẽ, rõ ràng, không sai sót;
d) Đối với các môn thi năng khiếu và các môn thi đặc thù khác: Thực hiện theo quy định tại quy chế tuyển sinh của trường do Hiệu trưởng ban hành.
...
Như vậy, việc tuyển sinh bằng hình thức thi tuyển của trường cao đẳng nghề phải đảm bảo yêu cầu về nội dung đề thi như sau:
- Nội dung đề thi phù hợp với trình độ chung của thí sinh và đạt được yêu cầu phân loại trình độ học lực của thí sinh và phù hợp với thời gian làm bài quy định cho mỗi môn thi;
- Nội dung đề thi đạt được yêu cầu về những kiến thức, kỹ năng cơ bản, khả năng vận dụng của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học phổ thông hoặc chương trình mà thí sinh đã học qua tùy theo từng đối tượng tuyển sinh và do Hiệu trưởng nhà trường quyết định cho phù hợp với thực tiễn của trường.
- Nội dung đề thi bảo đảm tính khoa học, chính xác, chặt chẽ, rõ ràng, không sai sót;
- Đối với các môn thi năng khiếu và các môn thi đặc thù khác: Thực hiện theo quy định tại quy chế tuyển sinh của trường do Hiệu trưởng ban hành.
Thi tuyển (Hình từ Internet)
Kết quả thi tuyển và hồ sơ của thí sinh trúng tuyển trường cao đẳng nghề được kiểm tra như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể:
Kiểm tra kết quả xét tuyển hoặc thi tuyển và hồ sơ của thí sinh trúng tuyển
1. Sau kỳ tuyển sinh, trường phải tiến hành kiểm tra kết quả xét tuyển, thi tuyển của tất cả số thí sinh đã trúng tuyển vào trường ở tất cả các khâu, đồng thời kiểm tra, đối chiếu với bản chính các loại giấy tờ của thí sinh. Nếu phát hiện thấy các trường hợp vi phạm quy chế hoặc các trường hợp nghi vấn, cần lập biên bản kiến nghị Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh có biện pháp xác minh, xử lý.
2. Khi thí sinh đến nhập học, trường phải tổ chức kiểm tra hồ sơ đã nộp theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Thông tư này.
3. Trong quá trình học sinh, sinh viên đang theo học nếu có khiếu nại, tố cáo trường phải thanh tra, kiểm tra hồ sơ và kết quả thi của thí sinh theo quy định.
Theo đó,
- Sau kỳ tuyển sinh, trường phải tiến hành kiểm tra kết quả thi tuyển của tất cả số thí sinh đã trúng tuyển vào trường ở tất cả các khâu, đồng thời kiểm tra, đối chiếu với bản chính các loại giấy tờ của thí sinh. Nếu phát hiện thấy các trường hợp vi phạm quy chế hoặc các trường hợp nghi vấn, cần lập biên bản kiến nghị Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh có biện pháp xác minh, xử lý.
- Khi thí sinh đến nhập học, trường phải tổ chức kiểm tra hồ sơ đã nộp theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Thông tư này.
- Trong quá trình học sinh, sinh viên đang theo học nếu có khiếu nại, tố cáo trường phải thanh tra, kiểm tra hồ sơ và kết quả thi của thí sinh theo quy định.
Lưu ý: Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH không áp dụng đối với các trường tuyển sinh đào tạo nhóm ngành đào tạo giáo viên và không áp dụng với đối tượng tuyển sinh vào học chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, đi học ở nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.