Đối với công trình thủy lợi thì thiết bị cơ bản, sử dụng và bảo quản thiết bị, dụng cụ khoan, đào, khoan dưới nước cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Sản phẩm khoan, đào trong khảo sát địa chất của công trình thủy lợi là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3.5 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Sản phẩm của khoan/đào (Driiling/Digging products)
Sản phẩm trực tiếp của khoan là hố khoan và mẫu nõn khoan, sản phẩm trực tiếp của đào là hố đào. Sản phẩm kèm theo của khoan/đào (nếu có) là các mẫu lấy trong hố khoan/đào về thí nghiệm trong phòng và số liệu ghi chép của các thí nghiệm hiện trường thực hiện trong hố khoan/đào.
Như vậy sản phẩm trực tiếp của khoan là hố khoan và mẫu nõn khoan, sản phẩm trực tiếp của đào là hố đào.
Sản phẩm kèm theo của khoan/đào (nếu có) là các mẫu lấy trong hố khoan/đào về thí nghiệm trong phòng và số liệu ghi chép của các thí nghiệm hiện trường thực hiện trong hố khoan/đào.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Đối với công trình thủy lợi thì thiết bị cơ bản, sử dụng và bảo quản thiết bị, dụng cụ khoan, đào cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Các yêu cầu cơ bản
5.1 Yêu cầu về thiết bị cơ bản, sử dụng và bảo quản thiết bị, dụng cụ khoan/ đào
5.1.1 Yêu cầu về thiết bị cơ bản:
1) Thiết bị khoan phải đồng bộ, đầy đủ các thiết bị và dụng cụ chuyên dùng để lấy nõn khoan, lấy mẫu các loại trong hố khoan cho các thí nghiệm trong phòng; có đầy đủ và đồng bộ các thiết bị thí nghiệm trong hố khoan:
2) Dụng cụ đào bao gồm: xẻng, cuốc bàn, cuốc chim, xà beng, choòng, xô, dao phát, dây thừng, v.v... cùng các thiết bị và dụng cụ chuyên dùng để lấy mẫu và thực hiện các thí nghiệm trong hố đào;
3) Yêu cầu thiết bị, dụng cụ phải đảm bảo số lượng, chất lượng theo phương án kỹ thuật khảo sát.
5.1.2 Yêu cầu về sử dụng, bảo quản thiết bị dụng cụ:
1) Chỉ được sử dụng dụng cụ, thiết bị trong phạm vi các tính năng kỹ thuật do nhà sản xuất quy định;
2) Việc bảo quản và bảo dưỡng thiết bị dụng cụ khoan phải được tiến hành định kỳ từ (3 tháng đến 6 tháng) / 1 lần theo quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất Thiết bị và dụng cụ khoan sau khi sử dụng phải được lau chùi, bôi dầu mỡ bảo quản trước khi đưa vào nơi lưu giữ. Nơi lưu giữ phải có mái che, đảm bảo khô ráo và thông thoáng. Thiết bị phải được đặt trên bệ cao hơn mặt đất từ 0,3 m đến 0,5 m, dụng cụ phải được đặt trên giá và không được xếp chồng lên nhau.
...
Đối với công trình thủy lợi thì khoan dưới nước cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Các yêu cầu cơ bản
...
5.2 Yêu cầu về khoan dưới nước (sông, hồ, v.v...)
5.2.1 Khi mực nước ngập tại vị trí khoan lớn hơn 0,5 m phải tiến hành lắp đặt phương tiện nổi và các trang thiết bị an toàn. Trong mọi trường hợp khoan dưới nước phải có phương tiện nổi vững chắc, có trang thiết bị an toàn cho người và tài sản để đảm bảo thi công khoan thuận lợi và an toàn;
5.2.2 Trước khi khoan dưới nước phải có phương án cụ thể để đảm bảo an toàn. Tránh bố trí thi công khoan ở sông nước trong thời kỳ mưa lũ, nếu không tránh được thì phải có biện pháp an toàn đặc biệt.
Ngay từ bước chuẩn bị, cần tìm hiểu kỹ tình hình địa hình lòng sông, khí tượng, thủy văn để thiết lập biện pháp an toàn đầy đủ, cụ thể và sát thực tế;
5.2.3 Trong quá trình thi công khoan dưới nước, hàng ngày đơn vị khoan phải kiểm tra thiết bị an toàn và việc thực hiện nội quy an toàn của từng người lao động. Luôn theo dõi diễn biến thời tiết để chủ động phòng chống sự cố do mưa, bão, lũ, lũ ống, lũ quét, xói lở bờ, xói chân neo, v.v... gây ra;
5.2.4 Mọi dữ liệu liên quan đến việc đảm bảo an toàn trên sông nước như diễn biến thời tiết, phương tiện nổi, trang thiết bị an toàn và sự cố trong quá trình thi công khoan dưới nước (nếu có) phải được ghi trong nhật ký thi công.
...
Như vậy đối với công trình thủy lợi thì thiết bị cơ bản, sử dụng và bảo quản thiết bị, dụng cụ khoan, đào, khoan dưới nước cần đáp ứng những yêu cầu như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.