Đối tượng nào phải nộp lệ phí trước bạ? Mua súng để thi đấu thể thao có phải nộp lệ phí trước bạ không?
- Khái niệm lệ phí được quy định như thế nào?
- Ai là người phải nộp lệ phí trước bạ?
- Mua súng thể thao có phải nộp lệ phí trước bạ không?
- Căn cứ tính lệ phí trước bạ như thế nào?
- Giá tính lệ phí trước bạ đối với súng thể thao được quy định thế nào?
- Mức thu lệ phí trước bạ đối với súng thể thao là bao nhiêu?
Khái niệm lệ phí được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Luật phí và lệ phí 2015 quy định về khái niệm lệ phí như sau:
“Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này.”
Ai là người phải nộp lệ phí trước bạ?
Tại Điều 4 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về người nộp lệ phí trước bạ như sau:
“Điều 4. Người nộp lệ phí trước bạ
Tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ quy định tại Điều 3 Nghị định này phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp thuộc đối tượng miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.”
Đối tượng nộp lệ phí trước bạ
Mua súng thể thao có phải nộp lệ phí trước bạ không?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu lệ phí trước bạ như sau:
- Nhà, đất.
- Súng săn; súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao.
- Tàu theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và pháp luật về hàng hải (sau đây gọi là tàu thủy), kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy, tàu ngầm, tàu lặn; trừ ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động.
- Thuyền, kể cả du thuyền.
- Tàu bay.
- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là xe máy).
- Ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy, thân máy (block) của tài sản quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này được thay thế và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ.
Căn cứ tính lệ phí trước bạ như thế nào?
Tại Điều 6 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về căn cứ tính lệ phí trước bạ như sau:
"Điều 6. Căn cứ tính lệ phí trước bạ
Căn cứ tính lệ phí trước bạ là giá tính lệ phí trước bạ và mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)."
Giá tính lệ phí trước bạ đối với súng thể thao được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về giá tính lệ phí trước bạ như sau:
Giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản là súng săn, súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao, tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy, tàu ngầm, tàu lặn, thuyền, kể cả du thuyền, tàu bay quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 3 Nghị định này; vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy, thân máy (block) của tài sản quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 3 Nghị định này; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, xe ô tô chuyên dùng, xe máy chuyên dùng là giá chuyển nhượng tài sản trên thị trường của từng loại tài sản.
Giá chuyển nhượng tài sản trên thị trường của từng loại tài sản được xác định căn cứ vào các cơ sở dữ liệu sau:
- Đối với tài sản mua bán trong nước là giá trên hóa đơn, chứng từ bán hàng hợp pháp theo quy định của pháp luật về hóa đơn, chứng từ, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng (nếu có).
- Đối với tài sản sản xuất trong nước là giá theo Thông báo của doanh nghiệp sản xuất chính hãng.
- Đối với tài sản tự sản xuất, chế tạo hoặc thuê sản xuất, chế tạo là giá bán tài sản cùng loại hoặc tương đương, bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế giá trị gia tăng (nếu có). Trường hợp tài sản tự sản xuất, chế tạo hoặc thuê sản xuất, chế tạo mà không có giá bán của tài sản cùng loại hoặc tương đương là giá thành sản phẩm, cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) thuế giá trị gia tăng (nếu có).
- Đối với tài sản nhập khẩu (bao gồm cả tài sản đã qua sử dụng nhập khẩu) là trị giá tính thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan, cộng (+) thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) thuế giá trị giá tăng (nếu có); hoặc là giá theo Thông báo của doanh nghiệp nhập khẩu được ủy quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp nước ngoài. Trường hợp miễn thuế nhập khẩu theo quy định thì giá tính lệ phí trước bạ bao gồm cả thuế nhập khẩu được miễn.
- Giá tính lệ phí trước bạ trên ứng dụng quản lý trước bạ của cơ quan thuế; giá bán tài sản cùng loại hoặc tương đương, bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế giá trị gia tăng (nếu có).
Mức thu lệ phí trước bạ đối với súng thể thao là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%) như sau:
"[...] 2. Súng săn; súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao: Mức thu là 2%.
[...] Mức thu lệ phí trước bạ đối với tài sản quy định tại Điều này khống chế tối đa là 500 triệu đồng/1 tài sản/1 lần trước bạ, trừ ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, tàu bay, du thuyền.
Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này."
Như vậy, trường hợp Trung tâm của anh mua súng thể thao phục vụ hoạt động huấn luyện và thi đấu sẽ phải nộp lệ phí trước bạ với mức thu là 2%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.