Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính có cần thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính không?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính có cần thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính không?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính là bao lâu?
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính có cần thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Bưu chính 2010 quy định về nguyên tắc hoạt động bưu chính như sau:
Nguyên tắc hoạt động bưu chính
1. Bảo đảm an ninh, an toàn, kịp thời, chính xác, tiện lợi trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.
2. Bảo đảm bí mật thư theo quy định của pháp luật.
3. Kinh doanh dịch vụ bưu chính theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
4. Bảo đảm cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thường xuyên, ổn định cho xã hội.
5. Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bưu chính.
Theo đó, một trong những nguyên tắc hoạt động bưu chính là phải bảo đảm an ninh, an toàn, kịp thời, chính xác, tiện lợi trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính cần phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính có cần thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính không? (Hình từ internet)
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính như sau:
Vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm kê, lập biên bản và gói, bọc lại trong trường hợp vỏ bọc bưu gửi bị rách, hư hại.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính;
b) Thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính;
b) Đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc kiểm tra, xử lý bưu gửi hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính không có biên bản, chữ ký của các bên liên quan;
c) Tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính trái pháp luật;
...
Và theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là 01 năm trừ các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 9; điểm b khoản 1 Điều 46; các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 51; các khoản 2 và 3 Điều 64; khoản 1 Điều 67; các khoản 2 và 3 Điều 68; các khoản 2 và 3 Điều 69; các khoản 2 và 3 Điều 70; điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định này có thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.