Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày nào?
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Thời điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 23/2022/NĐ-CP như sau:
Đăng ký doanh nghiệp và thời điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Sau khi có quyết định thành lập doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
2. Doanh nghiệp tiến hành các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và có quyền kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành, nghề đó kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành, nghề đó kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày nào? (Hình từ Internet)
Ai là người đề nghị thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Người đề nghị thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại Điều 8 Nghị định 23/2022/NĐ-CP như sau:
Thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp
Thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp là việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp với các quy định pháp lý, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia; làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định, đảm bảo tính hiệu quả của việc thành lập doanh nghiệp.
Người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu là người đề nghị thành lập doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu là người đề nghị thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2022/NĐ-CP bao gồm:
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm các nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định thì dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
(2) Ngành, nghề kinh doanh; mục tiêu hoạt động; nhiệm vụ do Nhà nước giao;
(3) Vốn điều lệ, cách thức điều chỉnh vốn điều lệ;
(4) Tên, địa chỉ của chủ sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
(5) Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
(6) Cơ cấu tổ chức quản lý;
(7) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
Phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
(8) Thể thức thông qua quyết định của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
(9) Cơ chế hoạt động tài chính, nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp;
Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
(10) Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác của doanh nghiệp;
(11) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
(12) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
(13) Các quy định khác do cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.