Đoàn thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục được thành lập theo quyết định thanh tra gồm những ai?
- Đoàn thanh tra hành chính được thành lập theo quyết định thanh tra gồm những thành viên nào?
- Nội dung quyết định thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục có bắt buộc phải có thành viên của Đoàn thanh tra không?
- Thành viên của Đoàn thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi tiến hành thanh tra?
Đoàn thanh tra hành chính được thành lập theo quyết định thanh tra gồm những thành viên nào?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 86/2011/NĐ-CP về Đoàn thanh tra hành chính như sau:
Điều 21. Đoàn thanh tra hành chính
1. Đoàn thanh tra hành chính được thành lập để tiến hành cuộc thanh tra theo phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra.
Đoàn thanh tra hành chính có Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra; trường hợp cần thiết có Phó Trưởng đoàn Thanh tra.
Đoàn thanh tra liên ngành gồm đại diện những cơ quan liên quan; Trưởng đoàn thanh tra là đại diện cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra.
Hoạt động của Đoàn thanh tra liên ngành được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định này và các quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Trưởng đoàn thanh tra có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 46 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra, người quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.
Trong quá trình tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra được sử dụng dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra khi ban hành những văn bản để áp dụng các biện pháp thực hiện quyền thanh tra.
Thanh tra Chính phủ hướng dẫn việc Trưởng đoàn thanh tra được sử dụng dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra.
3. Thành viên Đoàn thanh tra có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng đoàn thanh tra và người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.
Theo đó, Đoàn thanh tra hành chính được thành lập để tiến hành cuộc thanh tra theo phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra.
Đoàn thanh tra hành chính có Trưởng đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra. Trường hợp cần thiết sẽ có Phó Trưởng đoàn Thanh tra.
Quyết định thanh tra hành chính
Nội dung quyết định thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục có bắt buộc phải có thành viên của Đoàn thanh tra không?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 42/2013/NĐ-CP quy định:
"Điều 13. Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục
Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định tại các Điều 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50 của Luật thanh tra."
Theo Điều 59 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về ban hành quyết định thanh tra như sau:
Ban hành quyết định thanh tra
1. Thủ trưởng cơ quan thanh tra căn cứ quy định tại Điều 51 của Luật này ban hành quyết định thanh tra.
2. Quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ ra quyết định thanh tra;
b) Phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ thanh tra, nhiệm vụ thanh tra;
c) Thời hạn thanh tra;
d) Thành lập Đoàn thanh tra, bao gồm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có), thành viên khác của Đoàn thanh tra.
3. Đối với cuộc thanh tra theo kế hoạch, quyết định thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra và công bố chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành thanh tra trực tiếp.
4. Đối với cuộc thanh tra đột xuất, quyết định thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra và công bố trước khi tiến hành thanh tra trực tiếp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 64 của Luật này.
Như vậy, nội dung quyết định thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục gồm các nội dung cụ thể nêu trên. Trong đó, phải Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra.
Trước đây, quy định quyết định thanh tra hành chính tại Điều 44 Luật Thanh tra 2010 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) như sau:
Quyết định thanh tra hành chính
1. Quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;
b) Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;
c) Thời hạn thanh tra;
d) Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra.
2. Chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, quyết định thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất.
Quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập biên bản.
Thành viên của Đoàn thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi tiến hành thanh tra?
Căn cứ Điều 82 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên khác của Đoàn thanh tra như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên khác của Đoàn thanh tra
1. Thành viên khác của Đoàn thanh tra là Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;
c) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;
d) Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
đ) Báo cáo Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
2. Thành viên khác của Đoàn thanh tra không phải là Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 1 Điều này.
Theo đó, thành viên của Đoàn thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định cụ thể nêu trên.
Trước đây, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra hành chính tại Điều 47 Luật Thanh tra 2010 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra hành chính
1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
2. Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó.
3. Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 46 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra.
5. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.